Quách Hy (1020-1090) là họa sĩ vẽ
phong cảnh nổi tiếng thời Bắc Tống ở Trung Hoa.
Tác phẩm của ông còn lại không nhiều, trong đó bức tranh Buổi sáng mùa xuân là nổi tiếng nhất. Quách
Hy vờn đậm nhạt rất ngọt ngào êm ái và dùng mảng mực để tả lớp cảnh gần xa, có
lẽ do ảnh hưởng ít nhiều từ Lý Thành (916-967). Ta cũng thấy phong cách tả đậm
nhạt theo kiểu “mực mảng” này sẽ ảnh
hưởng đến Hạ Khuê và Mã Viễn, những họa sĩ mà giới phê bình gọi là nam phái. Nhưng điều thú vị nhất trong
bức tranh này chính là những đường nét cong xoáy kì lạ của núi và cây. Những
mảng núi gần xa, ẩn hiện, uyển chuyển nhưng mạnh mẽ quả thật tạo cảm xúc rất
mạnh mẽ tới thị giác người xem. Chắc chắn lối vẽ này đã ảnh hưởng đến nhiều họa
sĩ sau này như Thẩm Chu, Cừu Anh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét