Giải trung tâm một quá trình phá bỏ
xu hướng một chiều nào đó của tâm thức. Nói nôm na theo kiểu Thiền là phá chấp.
Nói theo triết học deconstruction thì nó là sự chống lại logocentrism.
Sáng và tối là hai thành tố tương
đương của trục khái niệm sáng- tối, nhưng chúng ta thường chỉ gắn suy nghĩ của
chúng ta vào một thứ lấy làm trung tâm như “đo độ sáng” mà không có “đo độ
tối”. Chúng ta nói về “cuộc sống” mà không nói về “cuộc chết” cho sự tồn tại
của chúng ta. Chúng ta nhìn thấy “nét mực trên giấy” chứ không nhìn thấy “giấy
dưới nét mực”. Những quan niệm một chiều đó của chúng ta cần phải phá vỡ và đó
là quá trình giải trung tâm.
Phần lớn những hệ thống kiến thức
mà loài người xây dựng từ trước tới nay đều có những yếu tố quy ước khởi nguồn
như các tiên đề, định nghĩa trong khoa học; các luật lệ, hiến pháp, tập tục
trong xã hội. Sau đó, các hệ thống phát triển quanh những yếu tố chủ đạo như
vua chúa, nhà nước, giám đốc. Hội họa cũng không nằm ngoài “lịch sử của những
trung tâm” với những quy tắc phối màu, những cách dụng mực, những tác phẩm kinh
điển, những tư tưởng mỹ học của tiền nhân. Lịch sử nghệ thuật đã ghi nhận những
sự giải trung tâm, ví dụ như những bản nhạc nghịch ngợm của John Cage, cách
phối màu kỳ lạ của Van Gogh, tư tưởng cách tân hội họa của Thạch Đào,... Nhưng
rồi thời gian trôi qua, những tác phẩm trở thành biểu tượng, quy ước cho những
giá trị của thời đại đó, chúng trở thành trung tâm. Để rồi một cuộc giải trung
tâm mới sẽ diễn ra. Không ai khác, chính mỗi người chúng ta đang tham gia quá
trình giải trung tâm với những tác phẩm của mình.
Mỗi chúng ta đang hành động theo
mục đích của mình như muốn sống và vẽ tranh, muốn giải trung tâm và sáng tạo.
Mục đích có vai trò rất quan trọng để ta dồn năng lượng nhằm hiện thực hóa điều
chúng ta mong ước. Nhưng điều quan trọng hơn là ta không để mục đích điều khiển
ta, để tâm của ta không còn vướng bận với những khái niệm mà tự ta đặt ra. Ta
giải trung tâm chính bản thân mình.
Bầy chim cánh cụt - Một Danna
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét