“Về diễn xuất thì có người đạt được kỹ thuật cao nhưng có khi không hiểu gì
về tinh thần của nô, ngược lại, có người không nắm kỹ thuật cho lắm nhưng lại cảm nhận rất tốt về nô.
Khi diễn trước công chúng, người có kỹ thuật cao mà diễn không đạt là
vì thiếu cảm nhận về nô.
Vì thế, kẻ mới vào nghề mà đứng trước khán giả lại trổ được cái tinh hoa mà
người diễn chuyên nghiệp không có.”
Kinh nghiệm của Zeami cho chúng ta biết rằng cái tinh thần của tuồng nô (và nghệ thuật nói chung) không phải là những qui tắc kĩ thuật biểu diễn với các động tác múa và cách nhả âm giọng mà nó nằm ở cái đam mê hưng phấn của kẻ mới vào nghề. Khi đó kẻ mới vào nghề chưa bị các thói quen diễn xuất hay chính là cái quyền lực của khái niệm ngôn từ chi phối, họ hành động tự do sáng tạo theo cảm nhận tự nhiên về vở diễn.
Tương tự như hana trong tuồng nô, hội hoạ cổ điển Trung Hoa rất đề cao cái thần, cái ý trong tranh. Khi hoạ sĩ cầm bút thì phải vẽ thật nhanh để cái thần ý của mình vẫn trong nét mực, không thể có thời gian suy tính bố cục hay đường nét hoàn hảo, như Tô Đông Pha từng nói: "Muốn
vẽ
trúc thì phải
có trúc
mọc
từ
trong
ngực đã; đến lúc
vẽ, định thần cho
chăm chú sẽ
thấy
cái muốn vẽ. Rồi lập tức
theo
sát nó, dụng
bút để đuổi theo hình ảnh vừa
nhìn thấy, như con diều hâu nhào
xuống
con
thỏ, ngập ngừng một
chút là mất
dấu".
Ví dụ bức tranh "Bình hoa" của Bát Đại Sơn Nhân dưới đây ta thấy một cách dụng bút rất tinh tế. Bức tranh tuy đơn giản nhưng rất đặc trưng cho hội hoạ thiền, một vẻ đẹp tự nhiên tinh khiết. Đường nét của bình hoa đơn giản
mà vẫn đủ độ cong, đủ độ thẳng, đủ độ nhấn, đủ độ mờ. Vài mảng mực đậm tự do
chồng lên nhau cũng đủ gợi lên hình ảnh một bông hoa tươi tắn, đang độ viên
mãn. Một nét mực khuyết cũng đủ gợi lên một không gian bóng đổ phía sau…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét