Một bức tranh là một “tồn tại”, ở
đâu đó trong những khoảnh khắc mong manh.
Ta không thể nắm bắt được nó, bởi khi ta tưởng như chạm được vào thì nó
đã không còn như thế nữa. Cái “tồn tại” đó, biến chuyển với tất cả các cung bậc
của tâm thức, nó tìm tới những nơi mà ta chưa bao giờ trải nghiệm. Nó không có
một giới hạn hay khuôn mẫu nào. Do vậy, vẻ đẹp của một bức tranh không thể dùng
mỹ học mà đánh giá; nó có thể là chân thực hay méo mó, xảo luyện hay ngờ nghệch,
chặt chẽ hay lỏng lẻo, ngộn ngợp hay phẳng lặng…
Tâm của chúng ta, những người vẽ
tranh và thưởng thức tranh, những kẻ chưa đạt tới mức toàn giác, là luôn luôn
biến đổi vô thường, may ra có thể định lại trong lúc thiền. Nếu như trong lúc
vẽ, họa sĩ có thể định được tâm của mình, không để cho những ý nghĩ lan man bám
đuổi, nhất quán tập trung vào nét bút, rồi quên hẳn cái nét bút đó, thỏa thê
tung hoành trên tờ giấy không bị một chướng ngại nào, thì đó gọi là pháp Họa
Thiền. Khi đó, vẻ đẹp tác phẩm là sự huyền diệu không thể diễn tả được bằng
kinh nghiệm ngôn ngữ.
Tác phẩm nghệ thuật thực thụ không
phải là một sản phẩm do ý muốn con người tạo ra, bởi ý của con người thì chẳng
bao giờ đạt tới cái khôn cùng của vũ trụ, cái huyền diệu của bản lai. Với pháp
Họa Thiền, tác phẩm chính là vũ trụ, chính là cõi nhân duyên chứ không chỉ đơn
thuần phản ánh tư tưởng của tác giả. Nghệ thuật vốn tự do sảng khoái, không bị
kìm hãm bởi bất cứ một ý niệm nào, tự nhiên như nhân loại đang tồn tại hàng
ngày, như vũ trụ đang vận động từng giây.
Như thế, quá trình sáng tác nghệ
thuật như là một pháp của Thiền. Tác phẩm nghệ thuật không phải là mục đích mà
chỉ là phương tiện giúp ta giác ngộ. Nhưng pháp Họa Thiền không thể giúp ta
giải thoát mà chỉ giúp ta ngộ đạo bởi vì nghệ thuật vốn bắt đầu từ hứng khởi,
một dạng cảm xúc vẫn nằm trong ngũ uẩn.
như nhân loại vận động từng giây.
Như thế, quá trình sáng tác nghệ
thuật như là một pháp của Thiền. Tác phẩm nghệ thuật không phải là mục đích mà
chỉ là phương tiện giúp ta giác ngộ. Nhưng pháp Họa Thiền không thể giúp ta
giải thoát mà chỉ giúp ta ngộ đạo bởi vì nghệ thuật vốn bắt đầu từ hứng khởi,
một dạng cảm xúc vẫn nằm trong ngũ uẩn.
Tràng hạt Bồ đề - Một Danna
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét