16/10/12

Trúc và châu chấu




Phạm Khoan - Cảnh núi Tây Sơn

Phạm Khoan (950-1026) là họa sĩ nổi tiếng thời Bắc Tống, ảnh hưởng từ lối vẽ của Lý Thành.
Đổng Kỳ Xương cũng có một bức tranh bắt chước bức này nhưng không thể nào đẹp bằng bức tranh của Phạm Khoan.



Các nét vẽ núi

Thạch Đào nói về nét "sô" tả nếp trên bề mặt núi như sau:

Có các loại nét sô khác nhau để tả bề mặt các ngọn núi như:
- sô mây cuộn
- sô rìu cắt
- sô xẻ tà
- sô dây chùng
- sô mặt ma
- sô đầu lâu
- sô đống củi
- sô hạt vừng
- sô bột ngọc
- sô lỗ đạn
- sô sỏi cuộn
- sô vô cốt

Nét này nét kia, tấy cả đều sô theo cái lý , cái quy luật nội tại quyết địn sự sinh tồn của ngọn núi ấy. Chuyển động của nét vẽ diễn đạt được bản chất của tất cả.

Luật viễn cận của Hoàng Công Vọng

Hoàng Công Vọng viết rằng:
* Trong hội  họa cần tránh bốn sai lầm:
   - Xinh xắn
   - Vô lối
   - Thô lậu
   - Cẩu thả
* Có ba lối viễn cận để nhìn núi (Quách Hy cũng đã nói):
   - Bình viễn: từ dưới nhìn thẳng lên
   - Quảng viễn: từ một điểm gần nhìn sang quả núi đối diện
   - Cao viễn: từ bên ngoài núi nhìn ra cảnh xa.