19/9/12

Đóng và mở trong bố cục tranh


Thẩm Tông Khiên viết: “Bản chất cơ bản của vũ trụ có thể được mô tả đầy đủ bằng hai chữ “mở” và “đóng”. Từ chuyển động của các lực lượng trong vũ trụ đến các chuyển động của thở, không có gì không phải là chuyện mở ra đóng vào. Quan điểm này giúp ta hiểu được bố cục trong hội họa… Phần nào cũng phải bắt đầu ở đâu đó và kết thúc ở đâu đó. Tất cả những điều này phải rõ ràng rành mạch trong tranh. Bỏ sót điểm quan trọng của việc kiểm soát có hiệu quả cái chuyện đóng mở ấy sé dẫn đến hậu quả của bức tranh chỉ là một đống hỗn độn các điểm sáng tối, như một đống củi vậy. Không thể có bố cục nữa. Không còn nghệ thuật nữa”. Thực ra quan điểm đóng mở trong bố cục tranh chính là triết lí Âm Dương quen thuộc trong tư tưởng Á Đông. Đóng và mở luôn đi cặp với nhau, không thể tách rời trong bố cục tranh, cũng như âm và dương vậy. Có mở là phải có đóng và ngược lại, có đóng là phải có mở. Trong hội họa Trung Hoa, mở tức là mở nét cho cái dòng khí trong tranh, đóng tức là đóng nét để dòng khí chuyển động hài hòa và thống nhất. Cụ thể dưới đây chúng ta phân tích một số bức tranh cổ điển cũng như hiện đại, để thấy rằng đóng-mở là một nguyên lý rất quan trọng trong bố cục tranh.

Bức “Thông reo bên khe núi” của Đường Dần


 Đá, nước và thông ở phía dưới bắt đầu mở bố cục cho tranh, rồi nó phát triển lên thành đỉnh núi sừng sững phía sau. Nếu chỉ dừng lại ở đây thì bức tranh sẽ trở nên ngồn ngộn và bức bối, vì vậy mà Đường Dần phải tạo ra các nét mờ ảo của đỉnh núi ở phía xa để đóng bố cục lại. Vì vậy bức tranh trở nên hài hòa, sống động và có chiều sâu hơn.


Bức “Chân dung Lí Bạch” của Lương Khải
  

Phần mặt được bắt đầu mở từ đỉnh trán và đóng ở râu cằm. Nhưng để tạo ra cả một cái đầu người thì vẫn chứ đủ, phần mặt chỉ là mở cho vết chấm mạnh của phần tóc. Rồi từ phần đầu này, các nét thân hình bắt đầu hình thành, phát triển rồi nó phải có một cái gì đó đóng lại, và họa sĩ đã chọn cái giầy ở phía dưới. Trong phần thân có hai vận động đóng mở, một vận động từ cổ chạy ra đằng trước rồi đóng ở vạt áo phía dưới đằng sau, một vận động khác bắt đầu mạnh từ gáy chạy sau lưng rôi đóng một cách mập mờ ở phía dưới vạt áo.


Bức “Tôm” của Tề Bạch Thạch
Con tôm ở dưới cùng bắt đầu mở ra khí cho bức họa, nó ngẩng đầu lên. Ba con ở giữa là các biến hóa của dòng khí đó, đến con thứ năm cúi đầu xuống thì dòng khí kết thúc. Năm con tôm tuy có tư thế khác nhau mà thống nhất như thể là chuyển động của một con tôm vậy. Mỗi nét vẽ càng tôm đều chứa cái cấu trúc đóng mở trong đó, mở ra từ đầu tôm và đóng lại ở cái càng hai ngón. Trong thân hình con tôm thì mở ở đầu tôm, đóng ở đưôi tôm. Thật sống động, thống nhất và hài hòa!




Bức “Sinh nhật” của Chagal


Những mảng màu đen thể hiện hình người bắt đầu mở ra trên nền trắng để rồi phải có hình tròn đen chếch phía dưới và hình chữ nhật đen ở mép trên bên phải để đóng màu đen lại. Hình tròn và hình chữ nhật đó được mở ra về hình thể nên cần phải đóng lại, vì thế mà phải có hình tròn và hình chữ nhật màu khác được tạo ra để cân bằng cấu trúc hình thể. Nhưng các hình thể này xuất hiện trong nhiều màu sắc khác nhau nên cần phải có một mảng màu đỏ lớn ở dưới sàn nhà để ngăn chặn (để đóng) sự “lạm phát” màu đang lan tràn.



Bức “Âm nhạc” của Matisse


Bức tranh này có cấu trúc đóng-mở như bức “Tôm” của Tề Bạch Thạch. Matisse bắt đầu mở bố cục bằng hình người đứng kéo violin. Hình thể đó được phát triển chéo lên trong ba hình người ngồi tiếp theo, phát triển rồi lại phải có một hình thể để đóng ở phía dưới. Có lẽ đây là một bản nhạc viết theo nhịp 4/4. Còn nếu xét theo tư thế thì bốn tư thế ngồi đóng cho tư thế đứng, nên có lẽ trong đoạn nhạc này, phách sau bị đảo (vì người ngồi phía dưới, thể hiện nốt bắt đầu phách sau, không được nhấn).


Bức “Cô gái với chiếc quạt” của Picasso


Chiếc quạt bắt đầu mở bố cục bằng một hình tam giác màu xám, và Picasso phải đóng nó bằng các mảng trắng và đen ở phía sau. Một tập hợp các hình tam giác mạnh mẽ này sẽ trỏ nên thái quá khó chịu nếu không có hình cung tròn của ngực phải cô gái đóng lại. Đến lượt nó, cung tròn sẽ trở nên cô đơn nếu không có cung tròn của đầu đóng lại để làm bè bạn với nó. Rồi sợ tập hợp cung tròn đầy nhục dục này sẽ mở bung ra, sẽ lấn át cái ý chí của các hình tam giác mà Picasso phải gắn ngay cái mũi hình tam giác lên khuôn mặt và chỉ cho phép một bên ngực lồi ra thôi. Ôi thôi, khuôn mặt trở lên bí xì vì bản năng bị kìm chế. Khi mảnh áo che bên ngực trái cô gái được mở ra để ngăn chặn tập hợp cung tròn thì nó cần phải đóng lại, và thế là cái vai phải nhô lên. Đến lượt cái vai trái này phải đóng, và Picasso giải quyết bằng một hình tứ giác phía sau với chút mảng đen bên vai phải… Một cơ thể lệch lạc như vậy mà khi nhìn tổng quan vẫn thây hài hòa, đó chẳng phải là vai trò của cấu trúc đóng-mở tạo ra hay sao?


Bức “Vết đỏ” của Kandinsky


Vết đỏ đậm trong mảng parabol bắt đầu mở bố cục tranh, và Kandinsky phải đóng nó bằng một đường parabol đỏ nhạt mong manh đối diện. Nhưng cái đường này cũng không đủ sức cản nổi sức mạng phi thường của vết đỏ, đã thế bản thân nó lại mở thêm ra một cấu trúc đưởngthânu trcs nétthêm abol và cung tròn để chế ngự vết đỏ. g mở  cái vai phải nhô lên đảo phách (người ngồi phía dưới thể hiện, nên họa sĩ phải tạo ra cả một tập hợp đông đúc và nhộn nhạo các dải parabol và đường cung tròn để chế ngự vết đỏ. Đé khi tập hợp các đường bùng nổ thì Kandinsky sợ hãi cho số phận vệt đỏ, ông bèn tạo ra các hình tròn để dàn xép cho hai bên. Nhưng vì mải theo đuổi dàn xếp để mong yên ổn mà cấu trúc bị loạn xạ, họa sĩ ngao ngán bèn tạo một mảng đen bên ngoài để đóng cái tự do phá phách lại. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét