2/10/12
Võ Văn Thành Thân - Triết Mỹ Thiền nhất thể trong một số loại hình nghệ thuật Nhật Bản
Triết
lý của nghệ thuật vườn cảnh, trà đạo, thư đạo và hoa đạo Nhật Bản không phải chỉ
mang ý nghĩa thẩm mỹ đơn giản theo ý nghĩa thông thường của nó mà cùng với các
luận lý về thiền để biểu thị quan niệm của con người về cuộc sống và tạo hóa.
Con người nhận thức được bản chất của cái đẹp xuất phát từ tâm hơn là chỉ thông
qua trực giác. Có lẽ do vị trí cô lập của Nhật Bản với toàn thể thế giới mà người
Nhật đã có một phương pháp suy tưởng đặc trưng
đi đến chỗ nội tĩnh, tự tâm suy xét chính mình. Các yếu tố như u huyền,
nhàn tịch, giản tố, khô đạm tưởng chừng như đơn giản, khô khan (nét đẹp của
thanh-tịch) thế mà thông qua những nghệ thuật này lại được tôn vinh thành nét đẹp
đưa con người hòa hợp với thiên nhiên (tâm và cảnh); hòa hợp với những vật dụng
mộc mạc như mái tranh của trà thất, trà cụ và dụng cụ thư pháp, với những nét
bút thư đạo phóng khoáng (tâm và vật), nhất thể giữa không gian với thời gian, nhất
thể giữa hữu và vô....
Tịch
mang ý nghĩa là tĩnh mịch, cô tịch thế nhưng trong nghệ thuật Nhật Bản, tịch
đem đến cho con người cảm giác thanh thản và bình yên. Khu vườn trà đạo tuy nhỏ
nhưng thiên nhiên và cảnh vật luôn hài hòa: lối đi rải đá từ cổng vườn cho đến
trà thất được thiết kế đầy dụng ý nhắc nhở người khách luôn nhớ đến một triết
lý thiền “chặng đường minh tưởng”. Con đường đưa chúng ta đi đến chỗ tự giác,
chỉ một mình với tiếng bước chân mình trong cái khoảnh khắc tĩnh lặng đó, ấy là
lúc ta cắt đứt hết với thế giới bề bộn mưu toan của cuộc sống đời thường, chỉ
còn lại trong chính mình sự thanh bình và yên ả. Đây chính là cái tịch của nghệ
thuật vườn cảnh và nó cũng hòa chung vào cái tịch của trà đạo. Trà thất là một
mái tranh đơn sơ biệt lập ngay giữa thiên nhiên, là một không gian của sự thanh
bình và tôn nghiêm. Cảnh quan của vườn trà đạo hợp với trà thất mang lại nét
khiêm cung giản dị, hài hòa với tự nhiên, chẳng hề mang một chút phô trương nào
của thế giới vật chất, vì đó là tinh thần cơ bản của trà đạo. Các vị khách trước
khi bước vào trà thất phải tháo bỏ tất cả trang sức, nếu là một võ sĩ đạo thì
phải gác kiếm ở bên ngoài trà thất. Đồ trang sức hay vũ khí đều là những vật dụng
gợi lên sự ham muốn, khao khát dục vọng của đời thường, nên tất cả những thứ như
vậy phải bỏ lại bên ngoài nhằm đảm bảo tính thanh tịch tuyệt đối trong nghi thức
trà đạo. Hoa đạo cũng sinh ra đồng thời với trà đạo, giống như vườn trà đạo nghệ
thuật cắm hoa trong trà thất luôn mang nét đặc thù của trà đạo đó là một bộ phận
trong toàn thể không gian thẩm mỹ của trà đạo. Trong trà thất người ta không trưng
bày những loài hoa có màu sắc lòe loẹt hay có hương thơm nồng ngát. Hoa đặt
trong trà thất thường có tính cách tĩnh lặng (tịch). Hoa là tinh túy của cỏ
cây, một cành hoa duy nhất, đơn giản và thuần khiết sẽ gợi mở một điều gì đó,
chỉ có hoa và trà nhân giao cảm.
Trong
thư đạo Nhật Bản, người ta cho rằng thưởng thức hương vị của bokuseki (Mặc tích - dấu mực) thư pháp thiền của các
thiền sư, chúng ta sẽ hấp thụ được những thông điệp mà các thiền sư muốn nhắn
nhủ trong các Zen go ( - thiền ngữ). Các thiền ngữ này có vẻ đẹp và mị lực ẩn
chứa tâm linh vô cùng sâu thẳm. Thiền ngữ thông qua bokuseki đưa vào cuộc sống
sẽ giúp tâm hồn con người đạt được sự thanh tĩnh (tịch) ngay khi đang sống
trong thế giới vật chất biến động không ngừng. Thư pháp thiền cũng được đưa vào
trà thất góp phần tô đậm thêm chữ tịch trong trà đạo. Qua việc phân tích chữ tịch
ở trên chúng ta có thể thấy bốn loại hình nghệ thuật đã đề cập luôn có sự hòa hợp
(nhất thể) giữa tâm và vật, tâm và cảnh, nhất thể giữa không gian với thời
gian, giữa hữu và vô...
Một
lần được trải nghiệm đến thăm khu vườn khô sơn thủy ở chùa Ryoan ở Kyoto, chúng
ta sẽ dễ dàng nhận thấy đứng trước tổng thể khung cảnh của khu vườn chỉ toàn là
sỏi với đá vậy mà ta lại bị cuốn hút hết sức kì lạ. Chúng ta sẽ có cảm giác rằng
khoảng không gian mà người Nhật dùng làm vườn này như muốn vừa kéo ta đến gần hơn
với phong cảnh của nó nhưng lại vừa muốn giữ ta ở một khoảng cách hơi xa. Lúc
này thời gian như dừng lại để chúng ta có thể tập trung tư tưởng, mặc định để
hiểu ý nghĩa hàm chứa sâu sắc bên trong những hình ảnh tưởng chừng như đơn giản
hay thô kệch kia là gì? Không gian và thời gian bây giờ đã hòa làm một. Những lớp
sỏi trắng đẹp đẽ kia tượng trưng cho mặt biển, còn những viên đá lớn tượng trưng
cho những hòn đảo nổi lên trên mặt biển. Những đường lăn tăn, gợn sóng gợi lên
hình ảnh những con sóng ngoài khơi. Thế nhưng sóng và biển ở đây chỉ lặng yên
mà không hề chuyển động, điều này đem lại cho chúng ta cảm giác giữa hữu và vô.
Cảm giác nhận thấy sóng và biển nhưng thực chất lại là sỏi và đá nằm yên không
chuyển động. Vẻ đẹp tinh thần kết hợp với bố cục hoàn chỉnh của khu vườn như có
sức mạnh làm trong sạch tâm hồn của chúng ta. Chúng ta chỉ cảm nhận được điều
này khi tâm đã nhất thể với khung cảnh của khu vườn và hòa hợp với những vật liệu
được sử dụng tạo nên khu vườn. Đó cũng là tính triết- mỹ của vườn cảnh khô sơn
thủy. Đến với trà đạo, các vị khách phải đi qua khu vườn trà đạo trước khi bước
vào trà thất. Đứng giữa vườn trà đạo, người khách trên con đường Roji ( - lộ địa)
có thể chiêm nghiệm lại chính mình, đó là con người yêu sự giản dị, trong sạch
của thiên nhiên, hài hòa với thiên nhiên bằng tấm lòng trong sáng. Đến với trà
đạo, trước tiên tâm phải nhất thể với cảnh vật. Lối bài trí đơn sơ, giản dị bên
trong trà thất cũng gây ấn tượng mạnh mẽ với các vị khách về một mái tranh dân
dã, một cuộc sống giản dị, thanh bần.
Trang
trí bên trong trà thất thường chỉ là một bức thư pháp thiền đơn giản, một bình
hoa mộc mạc được cắm theo phong cách hoa đạo. Các dụng cụ trà đạo cũng đơn sơ,
giản dị gần gũi với cuộc sống hàng ngày không có một vật dụng nào gợi lên nét
phô trương của thế giới vật chất. “ Trà thất là trú cư của sự Phi Tương Xứng,
vì nó dùng làm nơi tôn thờ
sự
Bất Hoàn Toàn, nghĩa là cố tình bày ra một sự vật gì còn dang dở để tùy cho trí
tưởng
tượng
hoàn thành.” Nét sơ sài, hờ hững trong
trà đạo được cố tình bỏ ngỏ để được bổ khuyết bởi những nét đẹp mang tính toàn
diện, chúng ta chỉ cảm nhận được điều này khi tâm nhất thể với các vật dụng
dùng trong trà đạo. Điểm nổi bật trong nghi thức trà đạo là thời gian, ấy vậy
mà yếu tố thời gian lại vốn không được coi trọng lắm trong trà đạo, bởi vì những
vị khách đến đây để thưởng thức trà, để quên đi gánh lo hiện tại vốn dĩ cứ bị
cuốn theo dòng thời gian ... nên hầu như thời gian lại không hiện hữu bên trong
trà thất. Sự hòa hợp giữa không gian với thời gian, giữa tâm trạng của người chủ
và khách mới đem lại sự giao cảm thật sự cho cả hai bên. Yếu tố này rất quan trọng trong nghi lễ trà đạo vì tâm trạng của người
chủ phải thật thư thái biểu đạt được sự nhàn nhã, ung dung thì mới có thể đem lại
cho người khách cảm giác tương tự. Người Nhật có câu thành ngữ dành riêng cho
trà đạo: “Nhất kỳ nhất hội”, câu này thể hiện cái tâm cao quý của người pha trà
đem đến cho vị khách của mình. Câu thành ngữ này mang ý nghĩa một lần gặp gỡ
này cả đời chỉ có thể có một lần duy nhất, vì vậy chúng ta nên trân trọng cái
giá trị của lần gặp gỡ duy nhất này và hãy mang nó theo suốt cuộc đời còn lại.
Trà thất và chén trà chỉ là nơi tạm dừng chân của người khách, được người chủ
đón tiếp ân cần chu đáo với cả tấm lòng. Bao vị khách đến rồi ra đi, nhưng cái
tâm của trà đạo cho dù đã san sẻ cho biết bao người khách vẫn giữ được trọn vẹn
sự giản dị, đơn sơ mà thuần khiết. Đây cũng chính là sự hòa hợp của cảm giác giữa
hữu và vô làm cho tính triết – mỹ trong trà đạo thêm đặc sắc.
“Trong
xã hội Nhật Bản, từ xa xưa thư pháp vốn là một môn học quan trọng nhất, không
thể thiếu đối với tầng lớp quý tộc, tăng lữ, võ sĩ Nhật Bản. Họ cho rằng thư pháp
là một kiểu hội họa của tâm linh nên cũng được gọi là tâm họa ( ), đó là cách tự
soi sáng, tự thể hiện thế giới nội tâm .” Động tác cho nước vào nghiên rồi mài
những thỏi mực sumi đã giúp các vị thiền sư có thời gian để trầm tư trước khi đặt
bút xuống giấy, như vậy tác phẩm được thực hiện hoàn toàn mang tính tự nhiên.
Bút được đặt xuống trang giấy là lúc cả khí lực và tâm cảm của người viết đã đặt
vào đầu bút. Lúc này tâm và cảm đã hòa thành một, không gian và thời gian cũng
như dừng lại để hơi thở từ trái tim của người nghệ sĩ đang theo cán bút thoát ra
đầu ngọn bút và hiện thành chữ trên trang giấy. Khi các thiền sư được yêu cầu
diễn tả cái không thể diễn tả, các ngài thường vẽ một vòng tròn, yếu tính của
vòng tròn này là diễn tả tánh không, ý muốn nói : “không gì thiếu cũng không gì
dư”. Làm sao để diễn bày khi Phật tánh không thể thấy hay sờ mó được? Thư pháp
thiền cũng dùng một vòng tròn, dạng đơn giản nhất trong tất cả các hình ảnh, để
biểu lộ sự đa dạng của đạo Phật – trống không nhưng tròn đầy, vô tận, rõ ràng
và trọn vẹn. Trong những kiệt tác mẫu mực của thư đạo Nhật Bản, kinh nghiệm và
sự đào luyện tâm linh được kết tinh trong từng nét bút. Điều này có nghĩa là người
nghệ sĩ thể hiện mỗi nét bút như thể đang đối diện với giây phút cuối cùng của
cuộc đời mình (hữu và vô nhất thể thành một), tâm hồn của mình được khắc họa
trên trang giấy. Đó là tính triết – mỹ hiện hữu trong thư đạo Nhật Bản.
Các
nghệ nhân cắm hoa Nhật Bản luôn tỏ lòng sùng kính hoa như sùng kính một
đạo giáo thiêng liêng. Nét đẹp toàn mỹ của hoa đã được các hoa tượng ( cách gọi
các nghệ
nhân hoa đạo) kết hợp một các hài hòa nhuần nhuyễn giữa mỹ thuật với tâm linh. Hoa,
cành, lá được sắp đặt một cách lý tưởng nhưng chưa đủ, vì toàn thể vẻ đẹp của
hoa phải
cần đến sự tôn vinh thầm kín, sự lắng đọng sâu sắc, một sự thể hòa lặng lẽ thuần khiết
và thanh tịnh. Chúng ta chỉ có thể cảm nhận được điều này khi tâm và hoa cùng hòa
hợp làm một. Một nhánh hoa trong hoa đạo có thể làm cho không gian và thời gian như
ngừng lại để người ngắm cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên, hương thơm của hoa
đồng cỏ nội, cái nắng oi ả của mặt trời chính hạ, cho đến những cụm tuyết rơi lạnh
lẽo
của mùa đông. Các hoa tượng đã làm được điều này chỉ bằng một bình hoa duy nhất. Tùy
theo từng mùa mà ta có thể nhìn thấy những loài hoa tiêu biểu cho mùa đó thông
qua bàn
tay tài tình của các hoa tượng. Ngắm nhìn những cánh hoa đang đua nhau khoe sắc thể
hiện một sức sống mạnh mẽ thế nhưng trong chúng ta không ai lại không thấy xuất hiện
bên trong mình một cảm giác về sự mất mát đang đến gần vì chúng ta biết rằng những
bông hoa đó rồi sẽ chống lìa cành, rồi lụi tàn đi. Hoa là vô thường nở rồi tàn
đó là điều
tất yếu. Cảm giác hứng thú ngắm nhìn rồi buồn tẻ dường như đi đôi với nhau
trong tâm
trí con người, đó cũng chính là cảm giác của hữu và vô.
Qua
việc tìm hiểu triết- mỹ thiền nhất thể trong bốn loại hình nghệ thuật trên, chúng
ta có thể nói rằng thiền đã trở thành sinh mệnh và cốt tủy của văn hóa Nhật, đời
sống tinh thần của người Nhật thấm nhuần tinh thần và tư tưởng của thiền. Trà,
thư, hoa, vườn cảnh được người Nhật nâng từ kỹ thuật thành nghệ thuật thưởng thức
rồi phát triển thành một nghệ thuật tu dưỡng, luyện tâm nhằm giải thoát thân
tâm thoát khỏi những cấu uế của cuộc sống thường nhật. Chính vì vậy mà ở Nhật Bản
các loại hình nghệ thuật này mới được gọi là đạo và được cả thế giới biết đến
và ngưỡng mộ. Và cái tâm của các loại hình
nghệ thuật này chắc hẳn đều xuất phát từ cái nhìn của con người đối với thiên
nhiên, với
mục đích đưa cuộc sống của con người hòa hợp với vạn vật với thiên nhiên.
Maruyama Okyo - Những cây tùng
Có thể nói bức tranh "Những cây tùng" dưới đây là một trong những bức tranh đẹp nhất của Maruyama Okyo, nó thể hiện rõ nét đường lối của họa phái Shija là kết hợp hội họa Nhật Bản với hội họa phương Tây
Lương Khải - Lục Tổ đẽo trúc
Lương Khải (1250-?) là một họa sĩ Trung Hoa theo phái Văn nhân họa.
Lục Tổ Huệ Năng (638-713) là vị tổ sư Thiền thứ 6 (kể từ tổ Bồ Đề Đạt Ma) nổi tiếng với kiểu thiền Đốn ngộ và Pháp bất nhị.
Lục Tổ Huệ Năng (638-713) là vị tổ sư Thiền thứ 6 (kể từ tổ Bồ Đề Đạt Ma) nổi tiếng với kiểu thiền Đốn ngộ và Pháp bất nhị.
Sơ lược về sumi-e
Sumi-e hay tranh vẽ bằng mực tàu là một cái tên khác cho
dòng tranh thuỷ mặc suibokuga du nhập từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 14. Không
cầu kỳ về chi tiết, cũng không rực rỡ sắc màu, nhưng mỗi bức tranh đều nổi bật
lên vì chính vẻ đẹp giản dị của nó. Chỉ với một vài nét bút đậm nhạt, một vài
chấm đen điểm xuyết qua, nhưng những gì lưu lại trên trang giấy là cả một tác
phẩm nghệ thuật thực sự.
Dòng tranh cổ điển này có gốc
gác gắn liền với Thiền tông, những hoạ sĩ đầu tiên của sumi-e ban đầu là những thiền sư. Vì
lẽ đó, sumi-e không chỉ đơn thuần là một môn nghệ thuật mà nó còn mang đậm màu sắc
triết học, tôn giáo.
Triết lý chính trong sumi-e là sự đối lập và tĩnh tại, thể
hiện qua vẻ đẹp giản đơn nhưng duyên dáng. Bức tranh chỉ có duy nhất hai màu
đen trắng, nhưng nhìn vào đó người ta có thể cảm nhận được sự đối lập Âm-Dương,
sự dung hoà giữa ánh sáng và bóng tối, động và tĩnh,... Lúc đậm lúc nhạt, lúc
nhanh lúc chậm, từng nét bút lướt qua trang giấy ẩn chứa trong nó sức sống của thiên nhiên. Mục đích của sumi-ekhông phải là mô phỏng lại sự vật một cách chính xác đến từng chi
tiết mà nó hướng đến cái thần của sự vật đó. Người hoạ sĩ không chỉ quan
sát bên ngoài mà phải đi sâu vào nắm bắt thần thái của đối tượng, phải làm sao
để đưa vào tranh cả linh hồn của sự vật đó. Trong từng đường nét của sumi-e là sự cân bằng, sự đồng điệu của tâm hồn người cầm bút với cảnh
sắc được miêu tả trong tranh.
Không
giống như các phong cách hội hoạ khác, trong sumi-e, giai đoạn trước khi
đặt bút xuống vẽ là thời khắc quan trọng nhất. Một khi đầu bút lông chạm vào
trang giấy, người hoạ sĩ chỉ có một cơ hội để thể hiện hết những ý tưởng của
mình. Cầm suiteki lên, nhỏ một vài
giọt nước vào suzuri, và mọi thứ chìm vào một không gian riêng của Zen. Tư tưởng của con người
hoà lẫn vào nghiên mực. Nếu như trong shodou, mài mực chỉ là một
công đoạn bắt buộc không thể thiếu thì với sumi-e nó trở thành một nghệ thuật. Từng động tác được diễn ra chậm
rãi theo một nhịp điệu đều đều bí ẩn như một nghi lễ tôn giáo, và chỉ dừng lại
khi người nghệ sĩ cảm nhận được thời khắc quyết định đã đến.
Một
trong những vẻ đẹp đặc trưng nhất trong sumi-e là sự dịch chuyển của màu sắc giữa trắng và đen. Chỉ với một
thỏi mực tàu nhưng trên bức tranh người ta vẫn cảm nhận được các sắc thái màu
sắc uyển chuyển từ một màu đen nhánh cho đến ghi, xám nhạt và màu trắng tinh
khôi. Nó đòi hỏi sự chính xác đầy nghệ thuật trong từng công đoạn từ mài mực,
thấm mực cho đến khi đặt những nét bút đầu tiên. Trong đó, có thể nói việc thấm
mực vào bút lông là quan trọng nhất. Người hoạ sĩ phải cân bằng mọi sắc độ từ
màu xám nhạt nhất cho đến màu đen tuyền trên ngòi bút trước khi đặt bút lên
trang giấy. Độ ẩm của ngòi, độ đậm của mực,... tất cả chỉ có thể được định đoạt
dựa vào kinh nghiệm và cảm nhận riêng của người nghệ sĩ.
Chủ đề của tranh sumi-e truyền thống mang đậm ảnh hưởng phong cách Trung Hoa, với ba chủ
đề chính là tranh phong cảnh (sansui-ga), chim và hoa (kacho-ga), và tranh vẽ người (jimbutsu-ga).
Đến thế kỷ 19, các hoạ
sĩ như Maruyama Okyo và Katsushika Hokusai giới thiệu một phong cách mới cho sansui-ga truyền thống là fukei-ga, tranh tả thực. Tiếp
thu những tinh hoa của tranh truyền thống, tranh hiện đại bắt đầu chú ý đến
đường nét và tỷ lệ, không chỉ hoàn toàn là những nét cách điệu như trước nữa.
Dòng tranh hiện đại cũng không còn giới hạn trong gam màu đen trắng mà đã sử
dụng nhiều màu sắc khác, tuy vậy hai màu đen trắng cổ điển vẫn được cho là
thích hợp nhất với sumi-e.
(sưu tầm)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)