Suy
nghĩ của con người thường xuyên được ngôn ngữ định hướng theo một chiều nào
đấy, ví dụ như sự hướng thiện, yêu cái đẹp, thờ phụng Chúa, tôn vinh các bậc
anh hùng… Thiền thì đoạn diệt các xu hướng bợ đỡ đó của tâm thức, đưa tâm thức
về tới bản lai không bị giằng kéo, ham hướng. Một trong những cách để các bậc
cao tăng giúp người khác nhận ra tính chất hướng theo một khái niệm ngôn ngữ
nào đó của họ là sự chấp chước theo thói quen kinh nghiệm, là cách đặt vấn đề
theo chiều ngược lại.
Trong
tác phẩm "Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục giảng giải" của Trúc Lâm Đầu Đà
có đoạn:
"Có người hỏi Thượng Sĩ:
- Thế nào là pháp thân thanh tịnh?
Thầy đáp:
Ra vào trong nước đái trâu
Chui rúc trong đống phân ngựa.
Lại nói:
- Thế ấy thì chứng nhập đi vậy.
Thầy bảo:
- Không niệm nhơ nhớp là thân thanh tịnh. Nghe tôi nói kệ:
Xưa nay không dơ sạch
Dơ sạch thảy tên suông.
Pháp thân không ngăn ngại
Nào sạch lại nào dơ."
- Thế nào là pháp thân thanh tịnh?
Thầy đáp:
Ra vào trong nước đái trâu
Chui rúc trong đống phân ngựa.
Lại nói:
- Thế ấy thì chứng nhập đi vậy.
Thầy bảo:
- Không niệm nhơ nhớp là thân thanh tịnh. Nghe tôi nói kệ:
Xưa nay không dơ sạch
Dơ sạch thảy tên suông.
Pháp thân không ngăn ngại
Nào sạch lại nào dơ."
Biết
giải thích “pháp thân thanh tịnh” là gì? Người hỏi này vẫn bị chấp vào khái
niệm “thanh tịnh”, muốn làm rõ nghĩa nó, muốn xác định nó, muốn hướng đến nó.
Tuệ Trung dùng cách nói ngược để dội một gáo nước lạnh vào cái ham muốn thanh
tịnh của người kia, rằng thanh tịnh chính là “nước đái trâu”, là “phân ngựa”,
là những thứ cực kì ô uế bẩn thỉu. Ông nói như vậy không có nghĩa tìm cách xác
định nghĩa của “thanh tịnh” mà muốn chỉ ra rằng không thể có sự thanh tịnh, không
thể xác định khái niệm “thanh tịnh” vì nó chỉ có thể hiểu thông qua khái niệm
“ô uế”. Từ đó chúng ta sẽ thóat ra khỏi những cản trở của ngôn ngữ trong việc
tìm đạo, tức là: “pháp thân không ngăn ngại, nào sạch lại nào dơ”.
Cũng
gần như cách đối đáp của Tuệ Trung Thượng Sĩ, Yosa Buson có bài haiku khá thú
vị thế này:
"Than hồng
trên đống cứt
ngựa —
những cánh anh
đào đỏ!"
Đối với thiền, cứt
cũng có vẻ đẹp của nó.
Sự đảo ngược vai trò
của các nhân vật trong tuồng nô cũng là một thủ pháp thú vị và độc đáo của loại
hình nghệ thuật này. Ví dụ trong vở tuồng nô "Eguchi" của Zeami vai
trò của thiền sư và kĩ nữ đã đổi ngược cho nhau. Thông thường các bậc tôn sư
khuyên bảo và giác ngộ gái giang hồ như Lã Động Tân hay Jesus Christ, còn ở đây
gái giang hồ lại giúp kẻ tu hành đắc đạo. Vở tuồng kể về một thiền sư trên đường hành hương đến
chùa Tennoji, ghé qua thôn Eguchi, chợt nhớ ra ngày xưa nơi đây thiền sư Saigyo
đã bị một cô gái giang hồ từ chối không cho trọ qua đêm mưa bão. Theo cô ca kĩ
đó, thiền sư là người xuất gia mà mình lại thuộc phường phấn hoa, không nên ở
trọ cùng nhau. Khi Saigyo làm thơ trách móc cô gái thì nàng đáp lại bằng thơ
rằng: “Người đã xuất gia từ bỏ cuộc đời (một nhà trọ lớn) sao còn bận tâm vì
một chỗ trọ qua đêm (nhà trọ nhỏ)”.
Trong khi thiền sư đang trầm ngâm nghĩ về việc
xưa, bỗng có một cô gái đẹp hiện ra khuyên ông chớ để lòng vướng mắc vì câu
chuyện xảy ra cho Saigyo. Sư hỏi tên thì nàng xưng là hồn ma của Eguchi no Kimi
(tên một nàng kĩ nữ có tiếng ở vùng Eguchi lúc trước) rồi tan biến trong màn
đêm. Sư định cầu siêu cho linh hồn cô gái thì cô ta hiện ra giữa hai nàng kỹ
nữ. Cả ba nàng chèo thuyền vui chơi trên sông Yodo dưới ánh trăng thanh, hát
những bài ca than thở cho kiếp người trôi nổi vô thường, những phiền não gây ra
bởi lòng tham ái dục. Thế rồi, nàng Eguchi no Kimi ấy bỗng nhiên hóa thành một
vị Bồ Tát và chiếc thuyền hóa thành con voi trắng chở thiền sư lên mây về Tây
phương cực lạc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét