Pháp thiền, theo Lục Tổ Huệ Năng là pháp chẳng hai. Ngài giải thích :
« Pháp Sư giảng kinh Niết Bàn, đã hiểu rõ Phật tính tức là Pháp Chẳng Hai
của Phật Pháp vậy. Như Cao Quý Đ ức Vương B ồ Tát bạch với Phật rằng:
“Người phạm bốn điều trọng cấm làm năm điều trọng tội nghịch và chẳng tin Phật
Pháp, thì thiện căn và Phật tính phải bị đoạn diệt chăng? Phật đáp rằng: “Thiện căn có hai thứ: Một là
thường, hai là vô thường; Còn Phật tính
chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, cho nên không đoạn diệt, ấy gọi là
Pháp Chẳng Hai. Thiện căn lại có hai:
Một là lành, hai là chẳng lành; Phật
tính chẳng phải lành chẳng phải chẳng lành, ấy gọi là Pháp Chẳng Hai. Uẩn và
Giới người phàm phu thấy có hai, chứ người trí thấu hiểu, biết tính của nó
chẳng phải hai. Tánh Chẳng Hai tức là Phật Tánh vậy”.
Cô Tấm có thật sự hiền từ dễ thương không khi giết
chết em gái mình một cách man rợ như vậy? Thậm chí cô ta còn lấy xác của em gái
để làm mắm cho mẹ ghẻ ăn. Nếu như cho rằng cô Tấm hiền hậu, cô Cám độc ác thì
đó là một nhận định sai lầm. Cám và Tấm chỉ là hai đại diện trong cấu trúc nhị
nguyên, đấu tranh sinh tồn với nhau, chứ không hề có tính thiện ác gì cả. Còn
nếu lí giải theo luật nhân quả thì « gieo hạt nào, nhận quả nấy »,
chứ không hề có chuyện « ác giả, ác báo ». Hạt và quả ở đây không hề
có tự tính nào. Nếu nhìn câu truyện cổ này theo nhãn quan của pháp chẳng hai
thì ta mới thấy vẻ đẹp của thiền trong nó.
Trong các tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung ta cũng
thấy nhiều ví dụ về thủ pháp "chẳng hai" giữa cái thiện và cái ác,
cái chính và cái tà. Không phải vì Kim Dung lấp liếm nhập nhoè chúng vào nhau
mà vì ông không lí giải các hành động nhân vật theo đạo đức, ông muốn hướng tới
bản lai không còn bóng dáng của tri luận và đạo đức, cũng như Huệ Năng
nói : «muốn biết chỗ yếu chỉ của tâm, thì đừng nghĩ tính đến cả thảy
các điều thiện ác. Như thế, tự nhiên
đặng vào cái tâm thể trong sạch, phẳng bằng vắng lặng, linh diệu vô cùng».
Thật khó có thể giải thích rõ ràng khi những bậc tôn sư chính phái như Diệt
Tuyệt sư thái của phái Nga Mi, lấy từ bi của Phật làm gốc, lại có thể hung hăng
tàn sát mấy trăm để tử Ma giáo khi họ không thể chống cự ; hoặc Nhạc Bất
Quần dùng mọi thủ đoạn hèn hạ để mong thống nhất Ngũ Nhạc kiếm phái, hòng trở
thành anh hùng chính phái. Trong khi đó những nhân vật lúc đầu được tác giả
khoác cho tấm áo tà phái như Tạ Tốn, Khúc Dương... lại dần trỏ nên dễ mến và
đáng phục bởi tài năng và nhân phẩm của họ. Vậy đâu mới là tính cách thực sự
của nhân vật ? Thiện hay ác, chính hay tà ? Một câu hỏi không có lời
giải đáp!
Quan niệm mĩ học theo pháp chẳng hai cũng giúp ta lí
giải vẻ đẹp trong nhiều bức tranh cổ điển Trung Hoa. Ví dụ bức "Mùa xuân
trên sông" của Thạnh Đào.
Tuy
không khí se lạnh của sương mù trên sông bao trùm trong toàn bộ bức tranh nhưng
cây lá vẫn tiềm ẩn sự sống mãnh liệt, đường nét của núi trập trùng khỏe khoắn.
Bức tranh tuy vẽ cảnh mùa xuân nhưng núi vẫn còn dáng dấp trơ trụi của mùa
đông, và sông vẫn đầy sương mù lạnh giá. Thật khó có thể xác định đây là cảnh
mùa đông hay là cảnh mùa xuân. Người xem tranh không nên bị lệ thuộc vào ngôn
ngữ về tên của bức tranh hay bức tranh muốn thể hiện cảnh sông vào thời điểm
nào. Hãy phá chấp ngôn ngữ, khi đó ta sẽ thấy vẻ đẹp của bức tranh linh diệu vô
cùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét