25/9/12

Tranh của sư cô Hạnh Đạt

Sư cô Hạnh Đạt (1954-2008) tu tại thiền viện Viên Chiếu và có vẽ một số tranh thủy mặc khá thú vị.















Tranh của Từ Vị

Từ Vị (1521-1593) là họa sĩ vẽ cây cỏ nổi tiếng thời Minh. Ông chịu ảnh hưởng từ phái Văn nhân họa và có cách phóng mực mang tính biểu hiện cao.

Giáp vàng



Nho




Trúc




Chuối



Thả diều


Văn Trưng Minh - Cảnh Tây Hồ

 Văn Trưng Minh (1470-1559) là một họa sĩ thuộc Ngô phái (cùng với Thẩm Chu). Ông sinh trưởng trong một gia đình toàn là họa sĩ và bản thân được coi là thần đồng hội họa.


Lam Anh - Tùng và thác nước

Lam Anh (1585-1664) là đại biểu cuối cùng của họa phái Chiết Giang (khởi đầu từ Đới Tiến), vẽ sắc độ rất mượt, êm.



Cừu Anh - Động ngọc ở xứ thần tiên

Cừu Anh (1500-1550) là họa sĩ nổi tiếng đời Minh, cùng với Đường Dần là những họa sĩ thiên về tả thực, có kỹ thuật vẽ điêu luyện.



Tranh của Vương Huy

Vương Huy (1632-1771) là trong bốn họa sĩ được ưa chuộng đầu thời Thanh với những cảnh núi khỏe khoắn ngộn ngợp. Vương Huy và ba họa sĩ họ Vương còn lại (Vương Thời Mẫn, Vương Giám, Vương Nguyên Kỳ) luôn muốn vẽ được như Hoàng Công Vọng nhưng tác phẩm của họ đều không đạt được chiều sâu cảm xúc và sự cao sang rộng lớn như tranh của Hoàng Công Vọng. Những cảnh núi dưới đây cho ta thấy điều đó, kỹ thuật vẽ rất tốt nhưng tinh thần của bức tranh chỉ ở mức khá.























Tranh của Đổng Kỳ Xương

Đổng Ký Xương (1555-1636) là nhà phê bình tranh nổi tiếng thời Minh với tư tưởng nặng về sao chép tranh tiền nhân. Ông đặc biệt thích chép tranh của Đổng Nguyên và cũng là một nhà thư pháp tài năng. Dưới đây là một số bức tranh sáng tác của ông nhưng chúng hơi phô vì thiếu chiều sâu cảm xúc.



















Cao Khắc Cung - Đỉnh mây

Cao Khắc Cung (1248-1310) là một họa sĩ theo lối sắc độ, thường vẽ phong cảnh có mây mù, ảnh hưởng từ Mễ Phi.



Mã Viễn - Phong cảnh

Mã Viễn (1150-1225) có phong cách độc đáo trong lịch sử hội họa Trung Hoa với lối vẽ sắc độ, được đẩy lên tới độ thăng hoa, Những cảnh mây mù, mênh mang trong tranh của ông thật tuyệt vời.


Đới Tiến - Bóng râm trưa hè

Đới Tiến (1390-1460) là họa sĩ sáng lập ra Chiết phái (gồm phần lớn những họa sĩ quê Chiết Giang). Nhìn tranh của ông ta có thể thấy ngay ảnh hưởng lối vẽ Bắc phái, cụ thể ở đây là từ Hạ Khuê.



Tranh của Triệu Mạnh Phủ

Triệu Mạnh Phủ (1254-1322) là một trong những bậc thầy hội họa nhà Nguyên (cùng với Hoàng Công Vọng, Vương Mông, Ngô Trấn, Nghê Toản) tuy nhiên ông lại thuộc dòng dõi của vua Huy Tông nhà Tống. Triệu Mạnh Phủ thường vẽ những cảnh thôn dã bình dị ở Giang Nam với bút pháp không tỉ mỉ, mộc mạc trang nhã như viết thư pháp. Ông rất đề cao cái "cổ ý" trong tranh, bởi vì chính ông mang trong mình một tổng hợp kế thừa của các tiền nhân như đường nét tinh tế của Lý Công Lân, nghệ thuật bố cục của Lưu Tùng Niên và Lý Thành, sắc độ màu của Triệu Bách Câu, và cái mênh mông của Hạ Khuê và Mã Viễn.

Mưa thu trên núi Kiều và núi Hoa



Cảnh hồ Động Đình



Gia súc



Tắm ngựa



Trúc và đá



Chân dung Tô Đông Pha


Trang Ngà - Tranh sơn thủy nét văn hoá, tư tưởng có ảnh hưởng lớn ở phương Đông


Trung Hoa là đất nước có nền văn hoá phát triển vô cùng đồ sộ cả về bề dày lịch sử lẫn chiều sâu. Trong đó, hội hoạ đạt nhiều thành công rực rỡ. Hội hoạ trong con mắt người Trung Hoa là sự tổng hoà quan niệm về vũ trụ và con người  trong đó hình vẽ là những biểu hiện cao cả về khả năng sáng tạo. Thành công rực rỡ của hội hoạ cổ Trung Hoa phải nói tới mảng tranh sơn thuỷ.
Ở châu Âu thế kỷ XVII, cùng với Claude Lorrain tranh phong cảnh mới ra đời với tư cách là thể loại độc lập. Trong khi đó ở Trung Hoa, người ta quan tâm đến thể loại tranh phong cảnh sớm hơn và sáng tạo ra loại tranh sơn thuỷ từ thế kỷ VII. Tranh sơn thuỷ được thâm nhập sâu vào quan niệm thẩm mỹ của mọi tầng lớp trong xã hội Trung Hoa bất kể thời kỳ nào và lòng yêu thiên nhiên phổ cập ở mọi người dân Trung Hoa.
Khác với tranh phong cảnh của người châu Âu, tranh sơn thuỷ không chỉ là những hình vẽ mang tính sao chép thiên nhiên mà là những sáng tạo. Ở đây các hiện tượng thiên nhiên trở thành những biểu tượng của tinh thần. Chính vì vậy nói đến tranh sơn thuỷ Trung Hoa là nói đến tư tưởng, lối sống, quan điểm nhân sinh, sự suy nghĩ và tinh thần của người nghệ sỹ trước tạo vật. Tranh sơn thuỷ không chỉ dừng lại ở một bức tranh phong cảnh đẹp mà người xem còn thưởng thức cả phần tư tưởng của tranh. Nó bao quát những quan niệm vũ trụ, biểu thị nguyên lý sống của tạo vật.
 Người Trung Hoa từ xưa không có tư tưởng cho mình với vũ trụ, thiên nhiên có gì ngăn cách xa lạ nên người nghệ sỹ thường mượn cảnh nói tình, lấy núi sông trời đất để biểu hiện tư tưởng của mình. Vì vậy tranh phong cảnh Trung Hoa mở ra cho chúng ta một thế giới khác - thế giới đầy mơ mộng nhưng được xây dựng bằng trí tuệ, không vay mượn hiện thực mà là những điều được gợi lên từ cái nhìn bên trong của người nghệ sỹ.
Người phương Tây thường chú trọng và đề cao kinh nghiệm, ý chí, khả năng của mình để tiếp cận chân lý. Họ nỗ lực khám phá, thu hoạch, chiếm đoạt cái vũ trụ khách quan, cái tự nhiên và xã hội bờn ngoài. Tuy nhiên, họ lại tỏ ra đối lập lạnh nhạt và ngờ vực cái vũ trụ khách quan đó. Người phương Tây vẽ tranh phong cảnh với một cái nhìn phân tích bằng thị giác và phản ánh nó bằng các yếu tố của nghệ thuật hội hoạ như đường nét, hình khối, màu sắc. Họ tả khoảng cách và tạo không gian xa gần của cảnh vật bằng cách vẽ mọi vật ở càng xa thì càng nhỏ vút về một điểm tụ ở đường chân trời, các sự vật chịu sự chi phối của ánh sáng và vờn nổi khối theo quy luật ánh sáng. Giá trị của nó ở chỗ làm cho người xem như được nhìn thấy cảnh thực và có sự rung động theo cảnh thực.
Người nghệ sỹ Trung Hoa coi tâm hồn của một người là tâm hồn của trời đất. Cái lý của một vật là cái lý chung cho cả vạn vật. Vận chuyển của một hơi thở cũng như vận chuyển của một ngày. Vì thế tranh sơn thuỷ không chỉ là cảnh sắc khách quan mà chính là tâm hồn, lối tư duy của tác giả. Xem tranh là qua hình tượng, cách biểu hiện khí chất khi biểu tả để thấu hiểu chính tác giả. Trong đó, nó chứa đựng cả sự gửi gắm tình cảm, tâm hồn, tư tưởng của người vẽ. Cũng chính vì vậy tranh sơn thuỷ không lấy lối vẽ phân tích theo cái nhìn tinh tế mô tả chi tiết cho giống với thực thu nhận qua thị giác làm trọng mà thiên về tả ý, lưu lại những hình ảnh, giữ lại cái bóng của sự vật. Họ dường như không nhìn thấy cảnh thật để sao chép nó, họ vẽ những cái tồn tại trong tình cảm của mình, do họ cảm nhận được gây cho người xem cảm giác rất xa lạ mà lại như quen thuộc tự bao giờ. Những cảm xúc đó được chuyển vào nét bút sinh động, cái nồng ấm, sống động vào khí vận của đường bút, cái cao siêu, cái lưu chuyển qua sự tương quan của thực hư, của ý tưởng trong biểu hiện. Các nghệ sỹ Trung Hoa vẽ tranh sơn thuỷ nhằm gửi gắm tâm trạng trước cuộc đời của mình vào trong đó. Cảnh chỉ là một đối tượng để tác giả mượn cớ nói về cái tâm hồn của mình một cách tế nhị. Giá trị của nó không chỉ ở cảnh sắc của tranh mà thông qua bức tranh còn thấy cả tâm hồn của tác giả.
Tranh sơn thuỷ tồn tại với bề dày lịch sử, trải qua nhiều triều đại phong kiến, tuy có những giai đoạn thăng trầm nhưng phải nói loại tranh sơn thuỷ đã có một mạch đập xuyên suốt lịch sử tồn tại chưa hề gián đoạn kể từ Hàn – Tuỳ - Đường – Tống – Nguyên – Minh – Thanh vẫn tiếp tục kế thừa và phát huy cao độ, cho nên tranh sơn thuỷ là một loại hình hội hoạ dân tộc nằm trong hệ thống tranh quốc hoa được hun đúc từ truyền thống văn hoá, tư tưởng phương Đông đặc sắc. Đặc điểm nghệ thuật của thể loại tranh này thường được tái tạo qua phương pháp  viễn thị chủ quan và sáng tạo nghệ thuật bằng con mắt nội tâm đã trở thành bản sắc dân tộc có ảnh hưởng lớn đến nhiều dân tộc ở phương Đông. Đặc biệt ở nước ta nhất là thể loại tranh thuỷ mắc (đơn sắc) đã có nhiều hoạ sỹ sử dụng mực nho trong tranh rất điêu luyện như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tiến Chung, Sỹ Ngọc … Các thế hệ hoạ sỹ trẻ cũng chịu ảnh hưởng và tiếp thu lối vẽ trong tranh lụa, giấy dó. Và trong sáng tác có cách nhìn thiên về ý tưởng nội tâm, khai thác những tình cảm trong tâm hồn, từ đó xuất hiện những hình ảnh cụ thể và hình ảnh trừu tượng gắn bó chặt chẽ. Người xem tranh sẽ thấy tác phẩm đã vượt qua tính chân thực của sự vật khách quan mà đạt đến một hàm nghĩa trừu tượng, đồng thời tạo một không gian cho người xem suy tư và liên tưởng. Ngay trong trường học sinh viên cũng được học tập, vẽ mực nho, thuốc nước nhất là trong việc đi thực tập chuyên môn ghi chép tài liệu.
Bước ngoặt quan trọng đã đưa thể loại tranh phong cảnh tách khỏi tranh nhân vật vào đời Hàn tới đời Đường thì hoàn chỉnh cả về bút pháp lẫn ý tưởng sáng tạo. Đổng Kỳ Xương (đời Minh), hoạ sỹ -  nhà phê bình nghệ thuật đã vạch ra những nét lớn lịch sử của hội hoạ Trung Hoa, phân định trường phái tranh sơn thuỷ Bắc Tông và Nam Tông. Ông kính trọng và thừa nhận Lý Tư Huấn và Vương Duy là những người khái quát ra thể loại “tranh lục sơn thuỷ” và “thuỷ mặc sơn thuỷ”. Tranh của phái Lý theo xu hướng hiện thực lý tưởng gần gũi với cuộc sống theo thể loại “thanh lục sơn thuỷ”, màu sắc nhiều tầng lớp rực rỡ (phái Bắc Tông). Còn tranh Vương Duy (phỏi Nam Tông (theo hướng thoát ly thực tế, tìm về tự nhiên, nói đến tự nhiên một cách an tịnh. Ông sáng lập ra loại tranh đen trắng (thuỷ mặc) đã trở thành bản sắc của quốc hoạ Trung Hoa.
 Bên cạnh đó sự ảnh hưởng và tác động qua lại của các hệ tư tưởng Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo đến tranh sơn thuỷ đã đưa thể loại tranh này có giá trị nghệ thuật và tầm tư tưởng lớn, trở thành cái đẹp thanh cao, bí ẩn mà người đời luôn luôn nghiên cứu tìm tòi và học tập. Tranh sơn thuỷ không chỉ là một bức cảnh đẹp của thế giới vật chất mà chính là cái đẹp ở thái độ tâm lý của tác giả khi tiếp xúc với thế giới sự vật hiện tượng. Dù chỉ là sỏi đá, là những bụi cây cằn cỗi, mộc mạc nhưng với một thái độ đẹp, một tâm lý đẹp người ta đã chuyển hoá nó thành những bức tranh đậm tình người. Chỉ với một tờ giấy, một mảnh lụa mỏng, một chút mực và một cây bút lông người nghệ sỹ Trung Hoa đã khéo dựng một nền nghệ thuật hội hoạ sơn thuỷ rất độc đáo mang tính chất dân tộc riêng của Trung Hoa có những thành tựu đóng góp to lớn dùng cái đẹp tượng trưng qua bức tranh đã làm cảm hoá lòng người. Tất nhiên mọi thứ đều có những biến động nhưng tranh sơn thuỷ cũng có một thời của nó. Qua đây chúng ta cũng học tập, tiếp thu được những giá trị thẩm mỹ, lối tư duy và quan điểm sáng tạo của các nghệ sỹ Trung Hoa trong việc học tập, nghiên cứu và sáng tác nghệ thuật.

Lý Tư Huấn - Xa giá Đường Minh Hoàng

Lý Tư Huấn (651-761), họa sĩ cùng thời với Vương Duy nhưng có lối vẽ phong cảnh kiểu khác, mà người đời sau gọi là Bắc phái , dùng sáng tối đậm nhạt nhiều hơn. Lối vẽ của ông ảnh hưởng lớn tới những thế hệ họa sĩ sau này như Mã Viễn, Hạ Khuê, Lý Đường, Lưu Tùng Niên...



Vương Duy - Sông núi tuyết tan

Vương Duy (699-759) là họa sĩ đười Đường, tuy không phải là người vẽ phong cảnh hay nhất trong lịch sử nhưng lại là một trong những họa sĩ đặt nền móng cho tranh phong cảnh Trung Hoa. Ông được coi là người sáng lập ra Nam phái với thủ pháp nhấn mạnh đường viền và cách đi mực khô - ướt - xơ - mịn. Phong cách của ông ảnh hưởng tới Kinh Hạo, Lý Thành, Đổng Nguyên... và nhiều thế hệ họa sĩ sau này.
Tranh do chính Vương Duy vẽ đến nay không còn, dưới đây chỉ là một bức tranh do một họa sĩ khác chép lại tranh của ông, bức "Sông núi tuyết tan".


Quan Đồng - Chuyến đi tới Quan Sơn

Quan Đồng (thế kỷ X) là học trò của Kinh Hạo, vẽ núi tuy không hay bằng thầy nhưng được người đời sau nhận xét là vẽ khe núi , suối rất đẹp.


Kinh Hạo - Cảnh núi Lư

Kinh Hạo là họa sĩ đời nhà Lương (thế kỷ X) là họa sĩ đầu tiên tạo phong cách riêng cho tranh phong cảnh. Ông chịu ảnh hưởng từ lối vẽ của Vương Duy và chính ông lại ảnh hưởng tới các họa sĩ nổi tiếng nhà Bắc Tống như Lý Thành, Phạm Khoan, Đổng Nguyên.


Những họa sĩ Trung Hoa vẽ tranh nhân vật hay

Quách Nhược Hư là phò mã của triều đình Bắc Tống (thế kỷ XI) và cũng là nhà thẩm định sưu tập tranh nổi tiếng. Ông cho rằng tranh nhân vật từ đời Đường trở về trước đẹp, đời sau không đẹp bằng. Tuy nhiên, từ đời Tống trở đi, các họa sĩ thiên về vẽ phong cảnh và hoa điểu nhiều hơn, gặt hái thành công hơn các đời trước. Dưới đây là một số họa sĩ vẽ tranh nhân vật đẹp của những họa sĩ trước đời Tống.

Cố Khải Chi (345-411) - Nữ thần sông Lư





Diêm Lập Bản (600-673) - Quang Vũ Đế





Ngô Đạo Tử (690-760) - Ngày Đức Phật đản sinh (trích đoạn)




Trương Huyên (713-743) - Những cô gái dệt lụa



Chu Phương (780-804) - Người đẹp áo hoa (trích đoạn)




Khỏa thân 1



Dưa hấu

Mực trên giấy xuyến chỉ


Văn Đồng - Trúc

Văn Đồng là một họa sĩ thuộc phái Văn nhân họa đời Tống, bạn của Tô Đông Pha.



Dòng tranh Văn nhân họa Trung Hoa


Cuối đời Nam Tống, các văn quan như Tô Thức, Mễ Phất (Mễ Phế), và Lý Công Lân đã khởi sinh một phong cách hội họa gọi là «văn nhân hoạ» – cũng gọi «sĩ đại phu hoạ» (hội họa của các văn nhân, sĩ đại phu) – tương phản với phong cách chính thống của viện phái. Khi người Mông Cổ chiếm Trung Quốc, giới nho sĩ Hán tộc bị nhấn chìm dưới đáy xã hội. Các nho sĩ văn nhân thường thành lập những hội tương tế. Trong hoàn cảnh đó, các tác phẩm hội họa được xem là phương thức để đền ơn đáp nghĩa.
Trong hệ thống giáo dục Lục Nghệ của Nho giáo, các nho sĩ cũng thường phải giỏi về thư pháp. Do đó văn nhân hoạ đã phản ánh kỹ pháp của thư pháp. Theo Triệu Mạnh Phủ – một đại thư hoạ gia đời Nguyên thuộc văn nhân hoạ phái – những nét cứng cỏi của chữ triện hoá thân thành những cành cây, thân cây; còn tám nét cơ bản của thư pháp (tức vĩnh tự bát pháp: tám nét của chữvĩnh) thì hoá thân thành các lá cây như lá lan lá trúc. Những nét bút khô mực tạo thành dáng thô nhám sần sùi, thích hợp vẽ đá. Người thưởng ngoạn sành điệu có thể nhận ra kỹ pháp của thư gia trong cách vận bút của hoạ gia.
Các hoạ gia thuộc văn nhân hoạ phái chuộng tranh đơn sắc, thường là màu mực đen với những mức độ đậm nhạt của mực. Những tranh vẽ tứ quân tử (mai, lan, cúc, trúc) chỉ bằng mực đen do đó được gọi tương ứng là «mặc mai, mặc lan, mặc cúc, mặc trúc». Tứ đại hoạ gia cuối đời Nguyên (gọi là Nguyên tứ gia: Hoàng Công Vọng, Nghê Tán, Vương Mông, và Ngô Trấn) đã phát triển cao độ nghệ thuật tranh sơn thủy theo phong cách văn nhân hoạ. Nghê Tán (1301-1374) là một trường hợp đặc biệt. Ông quê ở Vô Tích, gần Đại Vận Hà và Thái Hồ. Ông làu thông kinh điển nho gia và khổ công nghiên tập hội hoạ từ tranh của các hoạ gia tiền bối trong các bộ sưu tập của bạn bè khá giả của ông. Mùa xuân 1352, trong bầu không khí chính trị, kinh tế, và xã hội bất ổn của triều đại Nguyên đang sụp đổ, ông buộc phải rời quê hương, rồi sống trên một chiếc ghe lênh đênh 20 năm trên Thái Hồ. Cuộc sống phiêu bạt ẩn dật như một đạo sĩ đó là cách mà ông chọn để bảo vệ tiết tháo và tránh sự bức hại của quan quân triều Nguyên. Các hoạ gia đời Minh và Thanh hâm mộ và khen ngợi ông là «Nghê cao sĩ». Ông dụng bút công phu tinh tế mà tranh toát vẻ giản phác tiêu sơ, chủ yếu là tả cảnh Thái Hồ. Hoạ pháp sơn thủy của Nguyên tứ gia ảnh hưởng rất lớn đến các họa gia thuộc văn nhân phái đời Minh (như Thẩm Chu, Văn Trưng Minh, Đổng Kỳ Xương) và đời Thanh (như Tứ Vương: Vương Thời Mẫn, Vương Giám, Vương Huy, và Vương Nguyên Kỳ).
 Lê Anh Minh

Dòng tranh họa viện Trung Hoa


Cuối đời Đường và suốt giai đoạn Ngũ Đại và Thập Quốc phân rã ly loạn trên 50 năm, những truyền thống hội họa cung đình (tạo thành Viện phái) đã được bảo tồn tốt nhất tại Nam Kinh và Tứ Xuyên với các hoạ gia chuyên về hoa điểu và sơn thủy. Sự đỉnh thịnh của tranh hoa điểu trong thời này đã được ghi nhận trong hai tác phẩm đời Tống là Mộng Khê Bút Đàm của Thẩm Quát (1086-1093) và Đồ Hoạ Kiến Văn Chí của Quách Nhược Hư (sống cuối thế kỷ XI).
Tác phẩm Đường Triều Danh Hoạ Lục cho biết đời Đường có trên 20 hoạ gia chuyên về hoa điểu, mà người nổi bật nhất là Biên Loan. Cuối đời Đường có hai hoạ gia về hoa điểu trứ danh là Điêu Quang Dẫn và Đằng Xương Hựu. Điêu Quang Dẫn là thầy của Hoàng Thuyên. Trong cục diện thập quốc phân loạn, Hoàng Thuyên (903-968) và Từ Hi (mất khoảng 975) trở thành hai cao thủ về tranh hoa điểu với hai trường phái trái ngược mà người đời gọi là «Từ Hoàng nhị thể» (hai phong cách của Từ Hi và Hoàng Thuyên). Hoàng Thuyên là hoạ gia cung đình (tức viện phái) còn Từ Hi là hoạ gia thôn dã bố y ở Giang Nam. Quách Nhược Hư nói: «Hoàng gia phú quý, Từ Hi dã dật.» Ý nói tranh hoa điểu của Hoàng Thuyên toát vẻ sang trọng, tranh Từ Hi chuộng vẻ mộc mạc bình dị. Về kỹ pháp, Hoàng Thuyên chuyên về tả chân (tả sinh) hay công bút còn Từ Hi chuyên về tả ý hay ý bút.
      Với công bút, tranh phải giống y như thực. Tác giả trước tiên phải dựng hình bằng những đường nét tinh tế (gọi là câu lặc) làm đường viền của đối tượng (hoa, lá, cành, chim, đá, v.v...) sau đó mới tô màu lên. Trái lại, ý bút là kỹ pháp phóng khoáng, đối tượng được thể hiện một cách tượng trưng, thí dụ một nhánh cây hay một chiếc lá lan lá trúc chỉ vẽ bằng một nét bút lướtđi.
Suốt nửa đầu thế kỷ X, tranh sơn thủy có chuyển biến sâu sắc. Nổi bật về sơn thủy có hoạ gia Quách Hi (1000-1090). Vua Tống Huy Tông (cai trị 1101-1125) là một nhà bảo trợ lớn cho các hoạ gia. Bản thân nhà vua cũng là một thư hoạ gia nổi tiếng. Tranh hoa điểu đời này cũng noi theo phong cách của Hoàng Thuyên và Từ Hi đời trước. Hoàng Cư Thái (con của Hoàng Thuyên) rất được vua sủng ái và được mời vào Hàn Lâm Hoạ Viện và do đó phong cách tả thực (công bút) chiếm ảnh hưởng độc tôn trong viện phái (hoạ phái của cung đình).
Tuy nhiên trong các đời vua Tống sau đó, con cháu của Từ Hi (như Sùng Tự, Sùng Huân, Sùng Củ) cũng được vua sủng ái. Vì thế phong cách của viện phái là sự dung hợp của tả thực và tả ý. Các hoạ gia tiêu biểu là Thôi Bạch, Thôi Cốc, Ngô Nguyên Dũ, Triệu Xương, Dịch Nguyên Cát. Đời Nam Tống, Hàn Lâm Hoạ Viện có các hoạ gia danh tiếng như Lý An Trung, Lý Địch, Lâm Thung.
Hội hoạ đời Nguyên không có gì đặc sắc, chẳng qua là mô phỏng đời Tống. Trong đời Minh, triều đình cũng bảo trợ các hoạ gia. Thời này nổi bật ba hoạ phái: Viện phái (của triều đình), Chiết phái, và Ngô phái. Đại biểu của Viện phái là Đường Dần, Cừu Anh, Chu Thần. Chiết phái gồm các hoạ gia quê Chiết Giang như Ngô Vĩ, Trương Lộ, Tưởng Tam Tùng, Tạ Thời Thần, v.v... Ngô phái tiêu biểu là Thẩm Chu, Văn Trưng Minh, Đổng Kỳ Xương, Vương Phất, v.v... Khi đời Thanh đạt đỉnh thịnh dưới triều vua Càn Long, phong cách Viện phái càng trau chuốt tỉ mỉ do ảnh hưởng thị hiếu của nhà vua và ảnh hưởng phong cách của các giáo sĩ Tây phương kiêm hoạ sĩ, thí dụ như Giuseppe Castiglione (1688-1768).
Lê Anh Minh

So Shiseki - Hoa, chim và tuyết

So Shiseki (1715-1786) một đại diện chính của họa phái Nanpin



Những bức tranh của họa phái Kano

Họa phái Kano là một phái hội họa chính của Nhật Bản từ cuối thế kỷ XV đến thời Minh Trị. Những họa sĩ thuộc phái Kano thường vẽ tranh cho giới quý tộc Nhật, trang trí các phủ tướng quân và cung vua.

Tranh của Kano Naizen (1570-1616)




Kano Sanraku (1559-1635)




Kano Tanyu (1602-1674)




Kano Eitoku (1543-1593)




Kano Eitoku (1543-1593)