11/12/15

Giới thiệu cuốn sách “TINH THẦN KHAI PHÓNG CỦA NGHỆ THUẬT” của tác giả Vũ Hiệp


Triết học đương đại đã ảnh hưởng thế nào đến hội họa, thư pháp, điêu khắc, kiến trúc, văn chương, điện ảnh…?  Nghệ thuật ngày nay có liên hệ gì với triết học phương Đông cổ xưa?

Những tác phẩm cổ điển phương Đông được tiếp cận ra sao bằng tư duy nghệ thuật hiện đại? Các tác phẩm nghệ thuật kinh điển phương Tây được diễn giải thế nào theo lý luận của Đạo Lão và Thiền luận? Liệu có sự tương đồng trong lý luận nghệ thuật giữa phương Đông cổ xưa với phương Tây đương đại?

Nghệ thuật có đơn giản chỉ là thể hiện cái đẹp hay nó còn ẩn chứa điều gì khác mà tư duy của chúng ta chưa chạm tới?

Những câu hỏi trên sẽ được trình bày sáng tỏ và dễ hiểu trong cuốn sách “TINH THẦN KHAI PHÓNG CỦA NGHỆ THUẬT”. Một cuốn sách sâu sắc về nghệ thuật mà mọi người đều có thể đọc được, từ các nghệ sĩ, các chuyên gia phê bình tới những người chỉ đơn giản là yêu thích và muốn tìm hiểu nghệ thuật.

“Một trong số rất ít cuốn sách đã khơi gợi được những nội hàm “đương đại” của nghệ thuật, đặc biệt trong mối quan hệ của nó với triết học và mỹ học phương Đông” – Đó là lời giới thiệu ngắn gọn nhưng chính xác của Nhà xuất bản Mỹ thuật về cuốn sách rất đáng đọc này.


Bạn mua sách ở đâu?

Bạn có thể mua sách “Tinh thần khai phóng của nghệ thuật” tại các cửa hàng sách về mỹ thuật, hoặc đặt mua online theo cách như sau:


1. Gửi thông tin (Tên người nhận, địa chỉ, số lượng) vào email: motdanna@gmail.com  hoặc số ĐT: 0948.586.525 (Ms. Trang)

2. Chuyển tiền vào tài khoản:
            Số TK: 0451000274396
Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Thành Công
Chủ TK: Nguyễn Thị Huyền Trang
Số tiền chuyển khoản cho 1 cuốn là 200.000 VND (giá sách là 210.000 đồng)

           3. Chúng tôi sẽ chuyển phát nhanh tới tận nơi địa chỉ của bạn (mọi nơi trong lãnh thổ Việt Nam).

(Nếu muốn chữ ký của tác giả, bạn hãy viết thêm yêu cầu này vào email đăng ký nhé)


  



Nội dung sách bao gồm:

CHƯƠNG I: CẤU TRÚC CỦA CÁI ĐẸP
1. Cấu trúc và phá vỡ cấu trúc
2. Vẻ đẹp của Đạo
        Đạo: Âm và Dương
        Đạo: Hữu và Vô
        Đạo: Không tên
        Đạo: Nhất thể
        Nhất họa pháp: Vẻ đẹp của một nét vẽ
        Nhất họa pháp: Từ hội họa đến kiến trúc
        Nhất họa pháp: Tính thông suốt của tác phẩm
3. Mỹ học Deconstruction
        Logocentrism: Phá vỡ trung tâm cấu trúc
        Phallogocentrism và giới tính của tượng đài
        Différance và nghệ thuật khái niệm
        Différance và nghệ thuật thư pháp
        Trace: Truy tìm ý nghĩa văn bản
        Trace: Cái chết của họa sĩ
        Trace: Mò tìm những ẩn dụ trong tranh
        Trace: Ngữ cảnh của công trình kiến trúc
        Pharmakon: Vẻ đẹp nước đôi
        Parergon: Tan chảy đối lập
        Suppplement: Vị thế của phần phụ
4. Pháp Bất nhị và nghệ thuật

CHƯƠNG II: MỘT SỐ CẶP ĐỐI LẬP TRONG NGHỆ THUẬT
1. Hữu hình / Vô hình
        Đại tượng vô hình
        Khởi thủy của tạo hình
        Những khoảng trống trong tranh
        Bố cục tranh từ khoảng trống và hình thể
        Những ý nghĩa bên ngoài tác phẩm
2. Đặc / Rỗng
        Cái Rỗng trong điêu khắc của Henry Moore
        Cái Rỗng ở những đài tưởng niệm
        Điêu khắc từ Khối rỗng
        Điển nhấn đô thị bởi cái Rỗng
        Tan chảy trong/ ngoài nhờ cái Rỗng
3. Trung tâm hệ thống / Ngoại vi
        Nghịch lý của Trung tâm hệ thống
        Cái Ngoài lề trong mỹ thuật
        Cái Dị biệt trong kiến trúc và đô thị
4. Ý thức / Vô thức
        Hài hòa trong hỗn loạn
        Nhịp điệu ngẫu nhiên
        Cái lý của phi lý
5. Tôi / Người khác
        Tôi/ Người khác - bản chất xã hội của con người
        Tôi/ Người khác trong điện ảnh
        Mỹ học của Người khác

CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG CỦA MỸ HỌC THIỀN
1. Vẻ đẹp của Thiền qua các cặp đối lập
2. Một số yếu chỉ trong nghệ thuật Thiền
3. Trí huệ của hội họa
4. Nghệ thuật đối họa
5. Nghệ thuật hành động

6. Âm nhạc của Thiền