26/9/12

Ăn đêm

Tôi vẽ trên giấy điệp màu đỏ



Họa phái Nanga


Họa phái Nanga được thành lập vào thời kỳ Edo (thế kỷ XVIII) với mục đích hướng về hội họa Nam phái của Trung Hoa. Các đại biểu chính là Kameda Bosai (1752-1826), Tani Buncho (1763-1841), Hanabusa Itcho (1652-1724), Ike no Taiga (1723-1776) và Tomioka Tessai (1837-1924). 


Ước muốn một chỗ trên núi trong trái tim - Kameda Bosai




Bát tiên - Tani Buncho




Thần sấm - Hanabusa Itcho




Hai vị thần nhảy - Tomioka Tessai 





Họa phái Shijo


Họa phái Shijo ra đời vào cuối thế kỷ XVIII với mục đích kết hợp hội họa truyền thống Nhật Bản với hội họa Trung Hoa và hội họa phương Tây. Những đại diện tiêu biểu của họa phái này là Matsumura Goshun (1752-1811), Maruyama Okyo (1733-1795), Kikuchi Yosai (1781-1878) và đặc biệt là Shibata Zeshin (1807-1891). Dưới đây là một số bức tranh nổi tiếng của phái này.


Những con quạ - Maruyama Okyo




Chú diệc trên gốc cây - Matsumura Goshun




Chân dung tự họa - Kikuchi Yosai




Họa phái Rimpa


Họa phái Rimpa được thành lập vào thế kỷ XVII ở Kyoto bởi Honami Koetsu và Tawarayana Sotatsu với tầm hoạt động trong nhiều lĩnh vực như tranh vẽ, thư pháp, tranh trí nội thất, thiết kế kimono... Những người thuộc phái Rimpa bao gồm cả họa sĩ và nghệ nhân. 

Fujin và Raijin - Tawarayana Sotatsu (mực và vàng lá trên giấy)




Hoa cỏ mùa xuân (không rõ tác giả, mực và vàng lá trên giấy)




Hoa mùa thu và mặt trăng - Sakai Hoitsu (1761-1828)


Kano Masanobu - Chu Đôn Di thưởng ngoạn hoa sen

Kano Masanobu (1434-1530) được coi là người sáng lập họa phái Kano và là một trong những họa sĩ xuất sắc nhất thời kì Muromachi (cùng với Josetsu, Tensho Shubun, Sesshu Toyo). Kano Masanobu cũng là người ảnh hưởng lớn tới Tensho Shubun.


Kaiho Yusho - Những nhà thơ Trung Quốc và tiểu đồng

Kaiho Yusho (1533-1615) là một trong những họa sĩ nổi tiếng thời Azuchi Momoyama (cùng với Kano Etoku, Kano Sanraku, Hasegawa Tohaku.




Một số tranh vẽ phụ nữ của Nguyễn Phan Chánh

Những người phụ nữ trong tranh của Nguyễn Phan Chánh chủ yếu là những người bình di ở nông thôn . Chất liệu lụa diễn tả được làn da trắng mát và dáng vẻ mềm mại uyển chuyển của người phụ nữ. 

Chải tóc




Soi gương




Rửa rau cầu ao




Cô hàng xén




Tắm sớm




Trăng lu



Nguyễn Phan Chánh - Đám rước

Nguyễn Phan Chánh xây dựng tác phẩm trên cơ sở cách nhìn phức hợp giữa hội hoạ và nhiếp ảnh, dùng ngôn ngữ hội hoạ để giải trình và biểu cảm. Ở hội hoạ Việt Nam, cho đến nay tìm được cách nhìn lạ như vậy thực sự hiếm. Nguyễn Phan Chánh tạo ra một đám rước sinh động dựa vào những chiếc nón và khoảng trống, với tài điều hành đậm nhạt của bậc thầy về lụa, khiến cho “Đám rước của ông suốt 70 năm qua đã đi không biết mỏi trên con đường nghệ thuật. Gam màu của “Đám rước” là màu ốc nhũ, một bảng màu đã khai thác triệt để chất của nền lụa, đặt lên đó là cung bậc nhịp nhàng, uyển chuyển của màu nâu thiền trầm mặc, khiến “Đám rước trở nên huyền bí lạ thường. Đây là một bức hoạ vẽ ít mà được nhiều, nó giản dị mà không kém vẻ thanh cao… Trong một tác phẩm có được cái siêu đến đạo mà vẫn giữ được sự phàm trần bình dị quả là có một không hai.



Lê Phổ - Lọ hoa mẫu đơn

Bức tranh có một vẻ đẹp thật trang trọng, tinh tế



Lê Kim Mỹ - Phong cảnh Mai Châu



Vũ Cao Đàm - Thiếu nữ uống trà




Nguyễn Yến Nguyệt - Góc bếp




Lê Thị Lựu - Chân dung em bé


Lê Thị Lựu (1911-1988) là nữ họa sĩ duy nhất tốt nghiệp khóa I trường Mỹ thuật Đông Dương. Nhìn lại tranh lụa của những bậc thầy đầu thế kỷ XX thì tranh của Nguyễn Phan Chánh mộc mạc dân dã, tranh của Mai Trung thứ hồn nhiên trẻ trung, tranh của Lê Phổ quý phái, còn tranh lụa của Lê Thị Lựu êm dịu trong ánh sáng, nhẹ nhàng trong màu sắc, mềm mại trong nét bút.



Hồ Thị Linh - Quan Âm




Lê Văn Đệ - Nắng hè


Lê Văn Đệ (1906-1966) là một họa sĩ tốt nghiệp khóa I trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1930 và cũng là Giám đốc đầu tiên của trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn (1954-1966).





Tranh lụa Mai Trung Thứ


Mai Trung Thứ  (1906-1980) là một hoạ sĩ nổi tiếng của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Ông là một trong những họa sĩ tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930) cùng với Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ.
Mai Trung Thứ được coi là họa sĩ góp phần quan trọng tạo nên sự phong phú về mầu sắc của chất liệu tranh lụa Việt Nam đương thời ông. Đề tài yêu thích của ông là về phụ nữ, trẻ em và cuộc sống hàng ngày với cái nhìn mang đầy mầu sắc dân gian và bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam. Ông đã đặt vào mảnh lụa những hòa sắc lung linh huyền ảo của chủ nghĩa ấn tượng nhưng lại tránh sa vào thái độ duy lý thẩm mỹ của chủ nghĩa này. Những cuộc trưng bày các tác phẩm của ông tại nhiều triển lãm trên thế giới đã góp phần giúp hội họa hiện đại Việt Nam được biết đến nhiều hơn tại phương Tây.


Hòa âm



Thiếu nữ khỏa thân




Thiếu nữ bên cửa sổ

Trẻ chơi đùa



Một số tranh vẽ trẻ em của Nguyễn Phan Chánh


Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) được coi là họa sỹ đã khai phá loại hình tranh lụa hiện đại Việt Nam. Những bức vẽ thành công của ông có một phong vị đặc biệt Việt Nam, đồng thời phù hợp với quan niệm hội họa hiện đại: những mảng màu đơn giản, ấm áp, nhuần nhị, những đường viền mềm mại, những khoảng trống rất đúng chỗ. Ngoài ra, nhân vật và bối cảnh Việt Nam được nghiên cứu đơn giản và cách điệu độc đáo. 
Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, Nguyễn Phan Chánh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Ông là người đang giữ kỷ lục về số tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Chơi ô ăn quan




Thầy và trò




Em bé cho chim ăn




Học vẽ

Phụ nữ trong tranh lụa của Lê Phổ

Lê Phổ (1907-2001) là bậc thầy tranh lụa của Việt Nam nổi tiếng với những bức tranh lụa vẽ phụ nữ theo phong cách hậu ấn tượng và chớm hiện đại.

Ông Corinne de Menonville đã nhận xét trong cuốn sách "Những tác phẩm hội hoạ Việt Nam (sách)" như sau: "Ở giai đoạn đầu, người phụ nữ (trong tranh Lê Phổ) thường mỏng manh, e ấp, khuôn mặt trái xoan, có ánh sáng tạo hiệu ứng cho hồn tranh. Họ đều toát nên sự trang nhã, nhẹ nhàng, duyên dáng, lịch thiệp. Với tranh lụa, màu sắc nguyên chất và đậm sắc thái tạo nên khung cảnh lãng mạn. Giai đoạn tiếp theo, tranh sơn dầu vẫn đặt phụ nữ là tâm điểm, nhưng có thêm những cảm giác về tự do qua cử chỉ và màu sắc. Tranh lụa, người vẽ mất nhiều thời gian, cần sự tinh tế và tỉ mỉ, trong khi tranh sơn dầu, người nghệ sĩ được phép sáng tạo hơn với nhiều cử động và mức độ của màu sắc. Ảnh hưởng bởi trường phái ấn tượng, các tác phẩm thời gian này thể hiện sự tự do, tính hoa mỹ, hân hoan trong ánh sáng, nhịp nhàng trong nét cọ".
Nhà phê bình Waldemar thì viết: "Một con thuyền lướt giữa những bông súng, những cô gái ẩn hiện hái trái cây trong vườn địa đàng, họ thật kiểu cách và được nhớ đến bởi sự duyên dáng, niềm vui của cuộc sống phát ra từ tất cả, trong tiết trời xuân vô tận, những thiếu nữ mảnh mai đang dùng bữa trưa trên một hiên nhà, những đĩa trái cây trên bàn phủ khăn, bình đựng đầy hoa dại: thế giới của Lê Phổ là một thiên đường trên trái đất". 


Hoài cố hương




Thiếu nữ trong vườn




Cô thợ may




Cô gái với khăn quàng cổ xanh



Phạm Học Hải - Phong cảnh Hạ Long




Mai Long - Đi chợ vùng cao




Chân dung Phùng Khắc Khoan

Bức tranh chân dung Phùng Khắc Khoan (1528-1613) được vẽ vào thế kỉ XVIII-XIX, không rõ tác giả là ai.



Chân dung Nguyễn Trãi

Bức chân dung Nguyễn Trãi (1380-1442) bằng lụa này hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được vẽ vào thời Nguyễn, không rõ tác giả là ai và bức gốc để bức này được chép ra không biết bị thất lạc thế nào.



Kỹ thuật vẽ tranh lụa


Người ta thường dùng mực nho, màu nước để vẽ lên lụa thì sẽ trong, còn muốn đục thì dùng tempera, bột màu, phấn màu. Hội họa Việt Nam vốn không mạnh về dòng tranh thủy mặc nhưng dòng tranh lụa hiện đại phát triển khá mạnh với những họa sĩ nổi tiếng như  Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu...
Lụa trước khi vẽ phải căng lên khung. Thông thường, lụa mới được quét một lớp hồ loãng, người vẽ nên rửa qua lớp hồ này để màu có thể ngấm vào thớ lụa. Nếu lụa hút nhiều nước như lụa Trung Quốc thì nên quét một lớp hồ loãng lên trên, có pha lẫn một ít phèn chua để chống mốc.
Điểm mạnh của tranh lụa là ở sự trong trẻo và êm dịu của màu sắc, vì vậy phần lớn người vẽ tranh lụa thường xây dựng phác thảo (hình, mảng) hết sức kỹ càng trước khi thể hiện lên lụa. Nhiều người sử dụng cách can hình từ bản can giấy lên lụa để lưu lại nét một cách chính xác. Tuy nhiên cũng có thể vẽ lụa một cách thoải mái.
Khi vẽ lụa, người ta thường vẽ từ nhạt đến đậm, màu nhạt chồng lên nhau nhiều lần sẽ thành đậm nhưng vẫn nhìn thấy thớ lụa tạo nên vẻ đẹp của chất lụa. Vẽ chồng lên nhau bằng các màu khác nhau cũng là một cách pha màu. Thỉnh thoảng, khi màu đã khô, phải rửa nhẹ cho sạch những chất bẩn nổi lên mặt lụa và để cho màu ngấm vào từng thớ lụa.
Muốn cho các mảng màu cạnh nhau hòa vào với nhau không còn ranh giới tách bạch, tạo ra một hiệu quả mềm mại, mờ ảo, người ta vẽ khi mặt lụa còn hơi ẩm và không cần viền nét nữa.
Có thể sử dụng bột điệp và bạc thêm vào tranh lụa (dán ở mặt sau).
Tranh lụa vẽ xong thường được bồi lên một lớp giấy, sau khi khô hoàn toàn, họa sĩ có thể rạch phần tranh ra khỏi khung lụa để đưa vào khung. Tranh lụa tăng hiệu quả thẩm mỹ nhiều khi với khung kính.

Một số lỗi khi vẽ tranh

Quách Hy dạy rằng:

Có nhiều lỗi do thiên vị một chiều. Vẽ núi lởm chởm nhiều quá thì tranh hóa bừa bộn; không khí xa lánh quá thì dễ thành lạnh nhạt. Nhiều nhân vật dễ thành dung tục, nhiều nhà cửa dễ thành đông đúc. Vẽ đá nhiều nét xương quá thì thành cứng.

Nước mà không đủ độ động thì gọi là nước chết. Mây không đủ tự nhiên thành đóng băng. Núi không đủ sáng tối gọi là thiếu sắc độ, còn vẽ lộ hết ra gọi là thiếu sinh khí.

Sương mù lẩn khuất, nếu không vẽ sự vật chỗ ẩn chỗ hiện thì không tả được sự vận chuyển của khí hơi.

Núi không mây ví như mùa xuân không có hoa nở.

Núi thiếu mây thì mất thanh tú, thiếu suối thác thì mất hấp dẫn, thiếu lối mòn thì mất cảm giác có sự sống, thiếu cây cỏ thì mất sinh khí.

Không có thẩm viễn (từ bên trong rìa núi nhìn ra) thì chúng thành phẳng lì. Không có bình viễn (nhìn về phía xa) thì chúng thành như ở ngay trước mặt. Không có cao viễn (từ dưới thấp nhìn lên) thì chúng thành thấp lùn. Đó là ba luật viễn cận.

Một số thế núi cơ bản

Theo Vương Duy có một số thê núi cơ bản sau mà họa sĩ vẽ phong cảnh phải nắm được:

Điền: những ngọn núi bằng phẳng.

Lăng: một rặng đồi nối hai trái núi với nhau.

Tụ: một khe cắt trên đường đỉnh núi.

Ải: một vách đá dựng đứng

Xuyên: một thung lũng hẹp có tảng đá.

Hách: một thung lũng kín.

Tuyền: một con suối chảy giữa hai sườn núi.

Lĩnh: trong dãy núi có một đỉnh núi nhô cao hẳn lên.

Bàn: chỗ đất trải dài trên một bình nguyên phẳng phiu.

Ngoài ra khi vẽ thế núi phải chú ý núi chủ - núi khách, núi chính - núi phụ...

Lối tắt của Thạch Đào


Lối tắt là cách Thạch Đào nói về những kiểu bố cục đặc biệt. Theo ông có 6 loại lối tắt là:

      Nhấn cảnh:
làm nổi bật cái không gian, thời gian của cảnh (ví dụ buổi trưa hè, buổi sáng mùa xuân...) chứ không phải hình dáng của sông núi.

Nhấn núi:
làm nổi bật hình núi trong cảnh quan

Tương phản:
núi cao với đất bằng, sơn với thủy

Thêm thắt:
trong cảnh mờ ảo vẽ thêm một số chi tiết nổi lên như cành lá cây

Chấm dứt đột ngột:
cảnh trí thình lình biến mất, các nét như thể bỏ dở

Gợi ý nguy hiểm:
những nơi hiểm trở không thể tiếp cận như con đường cụt, vực sâu, biển đảo...

Nguyễn Hữu Sử - Bồ đề vô thụ


Trần Kim Hòa - Sinh - lão - bệnh - tử

Trần Kim Hòa là một họa sĩ thủy mặc người Việt gốc Hoa, hiện sống ở Australia