Những tác phẩm nghệ
thuật về những lễ nghi tôn giáo, sự thiền và nỗ lực hàn gắn thế giới phản ánh
mối quan tâm ngày càng nhiều đối với vấn đề của linh hồn”. Những tác giả của
khuynh hướng sáng tác này có một điểm chung nhất, đó không phải là hình thức
sáng tác của tác phẩm mà là nội dung nó đề cập tới: đời sống tâm linh và linh
hồn.
Khác với những tác phẩm
về đề tài linh hồn vốn ồn ào và bị công kích ở nửa thế kỷ trước, những tác phẩm
ngày nay về đề tài này diễn ra lặng lẽ hơn trong các loại hình nghệ thuật như:
sắp đặt, video, nghệ thuật hậu những năm 1960 và hậu Nghệ thuật Tối thiểu. Với
cái nhìn khơi gợi những hiện tượng tinh tế, sâu sắc trong đời sống trần tục
thường ngày, các bóng mờ của hình dáng và sự khó nắm giữ thuộc tiềm thức, các
nghệ sĩ này đã khai quật tâm trí, trái tim mình. Họ là Marina Abramovic, Lauri
Anderson, James Turner và Bill Viola với các tác phẩm là những cuộc phiêu lưu
vào thế giới bên trong. Viola đến với nghệ thuật Nhật Bản và thiền từ năm 1980,
sau đó ông lại say mê Nghệ thuật Phục Hưng cùng với niềm đam mê Thiên Chúa. Tác
phẩm bộ đôi “Lễ rửa tội” lại là sự cọ xát tinh thần mang tính vô thần, đã làm
bốc cháy màn hình plasma với hình ảnh 2 tấm thân đàn ông và đàn bà trong bóng
tối, bị chia cách bởi một cột nước chập chờn, lấp loáng, rất khó nắm bắt như
thể áp lực của dòng chảy cuộc sống.
Tác phẩm Nghệ thuật Trình diễn của Bill Viola
Viola nói: “Lễ rửa tội có mối liên quan đến
sự thanh tẩy, nhưng cũng được coi như sự rộng mở những cánh cửa thần kỳ trong
mỗi chúng ta”... “Những điều không thể đặt tên hay không thể giải thích trong
cuộc sống luôn hấp dẫn tôi.”... “Nghệ thuật của tôi không đưa ra những câu trả
lời, mà là những câu hỏi”. “Tôi tin rằng con người có năng lực sáng tạo vô tận
đối với những hình ảnh mang tính thần thánh”, Ukeles, một nghệ si Do Thái với
màn trình diễn về nghi lễ tắm rửa, hay “Bản tuyên ngôn cho nghệ thuật hiện nay”
1969, thể hiện một khởi đầu cho nỗ lực cứu rỗi thế giới trong việc tái che rác.
Cô nói quan điểm của mình về linh hồn đối với tiềm năng của con người. Tương tự
như vậy, nghệ si Kimsooja của Hàn Quốc và nghệ sĩ Lee của Đài Loan (từng ở
thiền viện trong 6 mùa hè) đã có những tác phẩm tinh tế nhấn mạnh tới sự tiết
chế, lòng trắc ẩn và sự cảm thông, một thế giới tuyệt vời phản ánh gốc rễ đạo
Phật của họ.
Antoni, nghệ sĩ theo đạo
Thiên Chúa, đã nghiên cứu đời sống tu viện, những chủ đề về sự hợp nhất, cũng
như những quy tắc thiền Châu Á. Trong tác phẩm trình diễn, bằng cách liếm và ăn
những bức tường bằng chocolate của mình, cô đã hòa hợp chúng vào cơ thể mình
như một quan niệm theo nghi lễ hợp nhất, sự chuyển bánh mì thành cơ thể và rượu
thành máu của Chúa.
Đối với Arlene Shechet,
người tôn vinh đạo Do Thái gốc của mình ngang bằng với đạo Phật mà cô theo. Năm
1992, khi cô bắt đầu làm những tượng Phật ở Hydrocal, thì từ điển nghệ thuật
thế giới đang bị ảnh hưởng lớn bởi những hình ảnh gợi dục và những ấn phẩm về
giới tính, để chống lại chúng, theo cô cần một hình ảnh đầy ấn tượng, gây sửng
sốt, đó chính là hình ảnh một đức Phật khiêm nhường. Cô đã thể hiện suy nghĩ
của mình như vậy trong những triển lãm cá nhân tại Elizabeth Harris ở New York,
Shoshana Wayne ở Los Angeles, Hemphill Fine Art ở Washington.D.C.
Arlene Shechet - Đức Phật phía Đông
Con đường của Bigger lại
dẫn tới những kết quả bất ngờ, huyền bí và đầy sức mạnh. Có ông Cha đã từng là
trụ cột nhà thờ của cộng đồng Mỹ gốc Phi. Nhưng ông ta cũng chưa thức tỉnh -
như ông nói - cho đến khi học xong cao đẳng và đi tới Nagoya, Nhật. Sau 2 năm
nghiên cứu thiền và tiếng Nhật, ông đã làm những bức tranh vẽ nguệch ngoạc bằng
những vòng tròn thể hiện vũ trụ. Nghệ thuật của ông thấm đẫm chất nhạc hip-hop,
nhạc jazz và gần đây là văn hóa đạo Hồi. Cuộc trình diễn sắp đặt với những bức
tranh cát Tibetan, nghi lễ cầu nguyện đạo Hồi với những bình đựng cát màu ở nhà
Triple Candie - New York. “Hành động mọi người quỳ trải cát lên sàn nhà trong
im lặng giống như là một nghi thức thiền”. Ông nói: “Bạn đi vào nơi đó khi cơ
thể và tâm trí bạn làm việc độc lập và tác phẩm hình thành một cách vô thức. Đó
là sự chú tâm, khi những nghệ sĩ cùng đạt tới cõi thiền một cách an nhiên. Tính
chất linh hồn là từ mà chúng tôi cần, để nói về nhu cầu được đồng điệu với mỗi
người chúng ta”.
Phạm Văn Đức dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét