4/10/12

Hilarie M.Sheets – Nơi những cây nấm thần kỳ nở hoa


“Luôn luôn có sự hấp dẫn để làm mọi thứ đều có nghĩa. Nhưng vùng đất phiêu diêu trong sự hiểu biết của bạn là nơi tất cả sự hỗn loạn và mọi thứ đều nở hoa cùng lúc”. Tình cảm này của Lisa Beck, 47 tuổi, họa sĩ Brooklyn, vang vọng trong những tác phẩm của cô về những vòng tròn được sắp xếp ngẫu nhiên “trở thành có trật tự”, khi cô lập lại cái cách của Rorschach và khi cô phản chiếu chúng lộn ngược từ phía sau trong những trái banh acrylic. Xin chào mừng tới vùng đất phiêu diêu của thế kỷ 21: hình ảnh thị giác, không cần đến những loại ma túy mạnh.

“Căn phòng nấm lộn ngược” của Carsten Holler


Một trong những tác phẩm của Beck “Glimmerer” (2004) được trưng bày trong triển lãm “Những đồ pha lê kỳ lạ của sự tinh khiết bất thường” tại Trung tâm Mỹ thuật đương đại P.S.1, New York. “Cảm nghĩ về buổi triển lãm là những thứ lạ lẫm, đẹp đẽ gây phấn khích cho đôi mắt và tinh thần bạn, và thời gian đang dần chậm lại một chút”. Đó là ý kiến của Nickas, người đã xếp những tác phẩm thôi miên thị giác của những nghệ sĩ như Alex Brown, Jim Drain, Ara Peterson, và Fred Tomaselli bên cạnh tác phẩm của những bậc tiền bối như Bruce Conner và Harry Smith những năm 1960.
Trong một nền văn minh đang đối mặt với sự tràn ngập của hình ảnh và thông tin, tính chất trang trí lộng lẫy vẫn nổi trội hơn tất cả. Như “Những vòng pháo hoa 1-35” (2005) của Drain và Peterson, một không gian như kính vạn hoa của những vòng pháo hoa xoay tròn khổng lồ trong triển lãm “Hypnogoogia” của họ ở Deitch Projects, New York mùa thu vừa rồi. Nhưng những nghệ sĩ vẫn tiếp tục phát huy khả năng trong loại nghệ thuật dẫn đầu này, từ căn phòng đầy những cây nấm quá cỡ của Carsten Holler cho đến sắp đặt ánh sáng của Erwin Redl Nikas. Tác phẩm “Bàn tay giới hạn sa mạc” (2002) của Trisha Donelly, một tấm ảnh đen trắng chụp chân sau của con Sphinx. “Cô tưởng tượng rằng nếu chân của Sphinx nhấc lên thì tất cả các hạt cát đều bay vào trong không gian. Đó không phải do những màu sắc sáng và cuộn xoáy, mà nó thể hiện nhiều hơn về nhận thức và mơ mộng”

"Bàn tay giới hạn sa mạc” của Trisha Donelly

Những dự án Deitch đã khai thác trào lưu Tân phiêu diêu này trong catalogue gần đây “Hãy sống qua cái này: New York vào năm 2005”, để tôn vinh 25 nghệ sĩ, bao gồm Jules de Balincour, và những nhà sưu tập như Dearraindrop và Paper Rad, những người đến với nghệ thuật như là một trải nghiệm sống và tự do. Tác phẩm những vòng pháo hoa của Drain và Peterson có giá 150.000 $ cũng có mặt trong catalogue. Hai nghệ sĩ này trước đây là thành viên của nhóm 4 người trong bộ sưu tập Forcefield ở Providence. Tại giải thưởng 2 năm Whitney 2002, nhóm đã gây nhiều sự chú ý với cái hang không gian nhốt những sinh vật có trang phục ngoài trái đất vừa nhấp nháy vừa kêu bíp bíp. Mặc dù bộ sưu tập có tiếng vang từ giải thưởng 2 năm, song tác phẩm của họ vẫn tác động tới những nghệ sĩ trẻ tuổi. Nhưng những nhà cách tân này không hẳn là sao chép phong cách những năm 1960; đúng hơn là họ đang cập nhật nó trong sự trả lời với thế giới quanh họ. Beck noi: “Tôi nghĩ nền văn hóa của chúng ta ngày nay đang đặt giác quan của con người vào vùng nước xoáy, và nó đang xoay sở giữa việc tránh ra hay là bơi vào trong đó”.
Người phụ trách Paul Schimmel cũng cảm thấy những nghệ sĩ đương đại đang sử dụng phong cách những năm 1960 như là một “ván nhún” hơn là những ký ức. Thực chất, ông định ra những khu vực tái hiện của tính phiêu diêu như một sự thúc đẩy phía sau cuộc triển lãm “Trạng thái xuất thần bên trong và về những tình trạng bị thay đổi” tại Bảo tàng Mỹ thuật đương đại ở Los Angeles. Với buổi triển lãm, Schimmel đã chọn 29 nghệ sĩ và những bộ sưu tập với những tác phẩm có ý tưởng của sự nhận thức mới. Trong khi Franz Ackermann và bộ sưu tập thể hiện không gian sinh động tập trung vào cách sử dụng màu và sắp xếp, những nghệ sĩ khác lại nghiên cứu về sự choáng ngợp của cảm giác và những thí nghiệm về ánh sáng. Olafur Eliasson tạo ra một vòi phun mưa lộng lẫy trong căn phòng tối được chiếu sáng gián đoạn; Ann Veronica Janssens thôi miên người xem với những vòng đèn lớn màu xanh chớp tắt; và Redl tạo ra chòm sao gồm những bóng đèn xanh lượn trong bóng tối quanh những đường kẻ ô 3 chiều vô tận. Cũng như những cây nấm trong buổi triển lãm, thật thần kỳ với những nhãn cầu liếc mắt đưa tình như trong những bức tranh và điêu khắc hoạt hình ở Takashi Murakami, đang mọc lên từ sàn nhà trong tác phẩm “Cánh đồng Psilocybe Cubensis” (1977) của Roxy Paine, hay những cây nấm khổng lồ đung đưa từ trên trần nhà trong “Căn phòng nấm đảo ngược” (2000) của Holler.
Đạo diễn Christoph Grunenberg đã triển lãm “Mùa hè của tình yêu: Nghệ thuật của thời đại phiêu diêu”, đặt tại Liverpool và Schirn Kunsthalle Frankfurt. Ông đã gộp tất cả những poster, sắp đặt, những trình diễn ánh sáng, phim, thời trang, những vật thiết kế, và tranh của những nghệ sĩ như Robert Indiana, Yayoi Kusama, Verner Panton, và Andy Warhol, cũng như của Isaac Abrams và Mati Klarwein. Trong catalogue, ông giải thích về sở thích của mình đối với những chủ đề đang phục hưng của phong cách này.
Sự trộn lẫn giữa nghệ thuật vama túy từ lâu đã thể hiện trong những tác phẩm của Tomaselli, trong đó có tác phẩm “Trạng thái xuất thần”. Những viên thuốc có màu như kẹo và những lá cây gai dầu là những thành phần thiết kế trong tác phẩm cắt dán độc đáo trên những tấm ván đen phủ nhiều lớp nhựa cây trong suốt. Cái ý tưởng tiền hiện đại của hội họa như một cánh cửa mở ra một thế giới khác đó là những trải nghiệm của tác giả với ma túy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét