3/10/12

Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng


Thuật ngữ “ Chủ nghĩa biểu hiện Trừu tượng” đã được sử dụng lần đầu tiên ở Đức khi bình luận về nghệ sĩ người Nga Wassily Kandinsky năm 1919, và sau này được gắn với nền nghệ thuật Mỹ sau đại chiến thứ II.  

Alfred Barr đã là người Mỹ đầu tiên sử dụng thuật ngữ này năm 1929, và cũng để nói về các tác phẩm của Wassily Kandinsky. Robert Coates (một nhà phê bình nghệ thuật Mỹ)  về sau đã phổ cập thuật ngữ này khi phân tích các tác phẩm của các nghệ sĩ tương tự như  Arshile Gorky, Jackson Pollock và Willem de Kooning.

Đến năm 1951 tại triển lãm hội họa và điêu khắc trừu tượng tại Bảo tang Nghệ thuật Mỹ, thuật ngữ này đã được sử dụng khi nói về các loại tác phẩm trừu tượng phi hình học.  
Có hai nhóm chính trong trường phái Biểu hiện Trừu tượng, chị ảnh hưởng của trường phái Siêu thực và Lập thể:
Nhóm họa sĩ đặc tả Mầu: Các họa sĩ Mark Rothko, Barnett Newman, Clyfford Still có những tác phẩm đơn giản, các mảng khối mầu sắc thống nhất.  
Nhóm họa sĩ đặc tả Hình: Jackson Pollock, Willem de Kooning và Hofmann sử dụng kỹ thuật của trường phái nghệ thuật Siêu thực.


Không phải các tác phẩm của tất cả mọi nghệ sĩ đều gắn kết với thuật ngữ hoặc thuần túy Trừu tượng hay thuần túy Biểu hiện, nhưng đôi khi lại đi sâu hơn về đặc tả tĩnh vật hoặc chân dung con người.  
Thuật ngữ “ Biểu hiện Trừu tượng” cũng thật là khó hiểu. Harold Rosenburg thích cụm từ “ Hội họa Hành động” hơn và nhà phê bình nghệ thuật thì lại thích “ Hội họa phong cách Mỹ” hơn. Bởi lẽ các họa sĩ trường phái “Biểu hiện Trừu tượng” tập trung ở New York nên người ta còn gọi với cái tên “ Trường phái hội họa New York”. “Biểu hiện Trừu tượng” là phong trào khởi nguồn từ Mỹ sau đó ảnh hưởng trên toàn thế giới  và thành phố New York đã trở thành trung tâm của  thế giới nghệ thuật, một vai trò trước kia thuộc về Paris.

Yếu tố đồng nhất cơ bản đối với tất cả các nghệ sĩ là sự tìm tòi khai thác tính tiên phong trong trừu tượng. Nhà xuất bản như  "Tiger's Eye", một tạp chí tiên phong, đã giúp quảng bá những ý tưởng Sáng tạo/Hiện sinh là một phần quan trọng của phong trào này.  Các nghệ sĩ trường phái Biểu hiện Trừu tượng đã tìm tòi nghệ thuật của họ và chia sẻ một sự quan tâm đến những ý tưởng của Jung về thần thoại, nghi lễ và năng lực trí tuệ.
Một số nghệ sĩ thuộc trường phái này có nguồn gốc từ trường phái Siêu thực và chịu ảnh hưởng của  Breton, Masson và Matta tại  New York vào những năm 1940 và những danh họa tiền bối của chủ nghĩa Siêu thực là Miró và Kandinsky.
Một số nghệ sĩ đã tự nhìn mình như những nhà phê bình vỡ mộng về xã hội đương thời sau cuộc Đại khủng hoảng và Thế chiến thứ hai.

Phong trào Biểu hiện Trừu tượng được nhìn nhận như một nhóm người nổi loạn và đôi khi là những người gây rắc rối. Sự kiểm duyệt nghiêm ngặt của kỷ nguyên McCarthy  sau Thế chiến thứ II là một chủ đề nóng bỏng đối với giới nghệ sĩ và bởi lẽ sự trừu tượng hoàn toàn không thể kiểm duyệt được vì thực sự chẳng có gì để kiểm duyệt cả.  
Phong trào đã được đón nhận rộng rãi một phần là nhờ vào sự nổi tiếng của Jackson Pollock và một bài báo trên tờ tạp chí Time Magazine đã đánh giá ông là nghệ sĩ đương thời vĩ đại nhất nước Mỹ.  Tác phẩm của Pollock thuần túy là trừu tượng được chiếu sáng ra công chúng và các nhà phê bình nghệ thuật và gây ra tranh luận về  câu hỏi “ Nghệ thuật là gì?” và “ Phải chăng đó chính là nghệ thuật?”  







Ảnh hưởng của chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng

Jean-Paul Riopelle là người đầu tiên đưa chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng đến Châu Âu, tại Paris vào những năm 1950. Hai năm sau, quyển sách nền móng của người phụ trách bảo tang Michel Tapié “ một nghệ thuật khác” đã có ảnh hưởng to lớn trong việc quảng bá phong trào này tại châu Âu. Tapié đã “lăng xê” tác phẩm của Pollock và Hans Hoffman  tại khắp các triển lãm tại châu Âu.
Vào những năm 60 những ảnh hưởng của phong trào đã bước đầu được tiếp nhận, các phương pháp và đề xướng vẫn gây ảnh hưởng đối với nghệ thuật, và có tác động đối với tác phẩm của nhiều nghệ sĩ theo phong trào này. Tất cả các trường phái của thập kỷ 60 (Tachisme, Color Field painting, Lyrical Abstraction, Fluxus, Pop Art, Minimalism, Postminimalism, Neo-expressionism) đều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng.

Trừu tượng trong nhiếp ảnh

Trong nửa đầu của thế kỷ 20, một số các nghệ sĩ trường phái trừu tượng sáng tác cùng một lúc với nhiều phương tiện và chất liệu đã ca ngợi nhiếp ảnh là phương tiện tiến bộ nhất về biểu hiện.
Thông qua phương tiện máy ảnh và các giải pháp của hóa chất, nhiếp ảnh thể hiện  hình thức nghệ thuật hiện đại tân tiến nhất, vì khoa học và công nghệ là điều chủ chốt  đối với công việc sáng tạo nghệ thuật.  Lazlo Moholy-Nagy, một nghệ sĩ người  Hungari đã đạt đến đỉnh bậc thầy tại Bauhaus - Germany,  là một trong những người nổi tiếng với những tác phẩm đầu tiên về nhiếp ảnh phi – đối tượng.
Theo đuổi con đường mà nghệ sĩ gọi là cái nhìn mới, một nghệ thuật phù hợp với thời hiện đại  Moholy-Nagy đã sáng tạo các tác phẩm trừu tượng với những phương thức và chất liệu phong phú bao gồm hội họa, điêu khắc, phim ảnh, thiết kế và nhiếp ảnh. Với sự quan tâm đặc biệt đến ánh sáng, không gian và sự chuyển động nghệ sĩ đã sáng tạo các biểu đồ ảnh, tác phẩm nhiếp ảnh không phải với một ống kính đối diện với các đồ vật được bày đặt trực tiếp trên nền giấy nhạy cảm với ánh sáng, lúc đó được tiếp xúc lâu với ánh sáng. Với sự thay đổi về xếp đặt và nhắc lại các qui trình nhiều lần trên cùng một tờ giấy ảnh Moholy-Nagy đã tạo ra các đường nét siêu thực của hình dáng vật đối tượng và sự chuyển động của nó trên tờ giấy, đồng thời dấu đi hình ảnh thực của vật đối tượng.  
Ông đã tạo cảm giác của một hình ảnh không gian ba chiều bằng sự thay đổi ánh sáng và các khoảng tối trên bề mặt của hình ảnh, đó là kỹ thuật mà nghệ sĩ có thể làm cho vật đối tượng được biểu hiện trong suốt hoặc mờ ảo.   


Trừu tượng trong kiến trúc

Mối quan hệ giữa nghệ thuật trừu tượng và kiến trúc hiện đại thể hiện rất mạnh ở thời kỳ đầu thế kỷ 20. Nhiều họa sĩ đã tôn kính áp dụng các nguên tắc kiến trúc trong các tác phẩm trừu tượng của họ . Một vài trong số họ như Kazimir Malevich với các tác phẩm của mình, ông gọi với cái tên architectonics (cấu trúc, hệ thống hóa kiến trúc), còn tiến xa hơn để thử nghiệm ý tưởng ngoại suy không gian ba chiều trong hội họa.
Một số nhóm và phong trào nghệ thuật đã có tham gia vào sự thành lập các trường bách khoa, giảng dạy về sự hòa nhập của nghệ thuật, kiến trúc và thiết kế.  Trường nổi tiếng nhất là trường Bauhaus, tại Weimar, Đức vào năm 1919 được thành lập bởi kiến trúc sư Walter Gropius. Ông đã thiết kế tòa nhà của trường tại Dessau (được xây dựng năm 1926), với hàng loạt hình khối liên kết cài xung quanh một ma trận trung tâm,  với nhau a series of interlocking geometric forms around a central matrix, hiện thân của sự chuyển biến một tác phẩm mặt phẳng trừu tượng thành một hình thể không gian ba chiều có chức năng. Là một trong những mốc đánh dấu bước ngoặt của thế kỷ 20, tòa nhà Bauhaus của Gropius minh họa những nguyên lý ban đầu của nền kiến trúc hiện đại: đề cao các chất liệu công nghiệp và kỹ thuật xây dựng, và bài xích những sự trang trí cùng các yếu tố thủ công, đồng thời tôn vinh thẩm mỹ hào nhoáng và máy móc.  

tuyluy.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét