Vào một đêm mưa sũng nước ở New York mùa thu năm
ngoái, hàng trăm người đã tụ tập xem “Chuyến đi không thành” của nghệ sĩ người
Pháp Pierre Huyghe, tái tạo lại chuyến đi của ông tới Nam Cực để tìm loài cánh
cụt trắng. Họ tập trung ở công viên trung tâm Wollman Rink, nơi đã được biến đổi
thành một quang cảnh thời tiền sử đẫm hơi nước với đá và mặt nước đen. Khán giả
được hướng dẫn hành động một cách tự nhiên, hạ dù xuống khi màn trình diễn bắt
đầu. Sương mù cuộn xoáy trên mặt nước như một dàn nhạc chơi trên một sân khấu nổi.
Sau nhiều phút, một con chim cánh cụt đột ngột xuất hiện thấp thoáng trên những
tảng đá trong màn sương.
"Chuyến đi không thành" của Pierre Huyghe
Mặc dù hình ảnh con chim cánh cụt có thể được thấy
rõ ràng hay không thì sự kiện này cũng như một cuộc phiêu lưu đích thực cho những
người thưởng thức nghệ thuật. Huyghe là một trong những nhà lãnh đạo những nghệ
sĩ sử dụng phim ảnh và những phóng sự trong phim theo lối truyền thống, biểu diễn
“ngay ranh giới mập mờ giữa sự thật và giả tưởng”. Chrissie Iles, phụ trách Bảo
tàng Nghệ thuật Mỹ ở New York nhận định rằng những tác phẩm của họ có nhiều liên
quan đến những thành công trong lịch sử điện ảnh của thế kỷ, hơn là nghệ thuật
video trên nền trình diễn những năm 1970.
Lần đầu tiên, giải thưởng Whitney Biennial lại có
tựa đề “Ngày dành cho đêm”, giống tựa đề phim của Francois Truffaut năm 1973
(do chính tác giả đóng vai chính) về một đạo diễn phim giả tưởng. Chương trình
này bao gồm việc khám phá hay biểu diễn với những quy luật truyền thống của
cách làm phim, cách kể chuyện – như lối tường thuật trôi chảy và nghệ thuật phối
cảnh gây ảo giác.
“Ngày nay, người ta biết rằng mọi thứ đều có thể
điều khiển bằng tay. Hơn bao giờ hết, ý thức về cái thật và cái không thật cùng
tồn tại trong nền văn hóa”. Cùng lúc với thành công của các nhà làm phim tài liệu,
những nghệ sĩ như Huyghe cho tới Douglas Gordon, Walid Raad Dang sử dụng phim
và video để thăm dò khoảng trống giữa hiện thực và sáng tạo. Sự xóa mờ ranh giới
giữa sự thật và giả tưởng, cho phép nghệ sĩ bình luận với thế giới những sự kiện
theo cách ít tranh cãi hơn.
Năm 1999, Raad, nghệ sĩ người Lebanon, sống ở New
York, thành lập dự án “Nhóm Atlas”, đưa ra những tác phẩm làm méo mó lịch sử và
những câu chuyện đã bị chôn vùi ra ánh sáng. Trong sắp đặt “Con tin, những cuộn
băng của Bachar” (2001), con tin người Lebanon tên là Souheil Bachar được đặt
vào trong một câu chuyện phóng sự về 5 người Mỹ bị bắt ở Beirut giữa những năm
1980. Tên và hình ảnh của Bachar xuất hiện cùng lúc với những người Mỹ trong bản
tin tức gốc đã bị sửa đổi. Raad nói: “Những câu chuyện đưa ra lời phán quyết
cho những trải nghiệm này có thể là những điều hoàn toàn tưởng tượng, nhưng khả
năng tưởng tượng lại đòi hỏi phải dựa trên sự thật”.
Những trải nghiệm gây ít tổn thương hơn,
như là một chuyến đi, có thể thực hơn khi tưởng tượng lại những dẫn chứng
tư liệu giả tưởng. Bản video của Patty Chang “Shangri-La” (2005) sẽ được trình
chiếu ở Bảo tàng nghệ thuật đương đại tại Chicago mùa hè năm nay. Mở đầu như một
cuốn video nghỉ hè của một khách du lịch, nhưng sau đó dần dần trở nên đặc biệt:
Người nghệ si đi vào một thị trấn Trung Quốc ở Zhongdian, gần Tibe, mà sau đó
đã được đổi tên thành Shangri-La sau khi tiểu thuyết “Chân trời bị mất” (1933)
của James Hilton nói về thiên đường Himalaya giả tưởng xuất bản. Cảnh núi của
thị trấn rất kỳ lạ, và hình ảnh lập đi lập lại của dãy núi lồng ghép với sự xuất
hiện của Chang như là sự pha trộn giữa thực tại và tưởng tượng. Trong cuốn
video này, Chang đã nhờ những công nhân địa phương dựng lên những dãy núi và một
mô hình đỉnh núi bằng ván ép bóng để có thể phản chiếu phong cảnh chung quanh.
Cô đã đặt làm một cái bánh trang trí với những trái núi và quay phim những nhà
sư đang khám phá những cục đá giả trồi lên ở trung tâm một khách sạn của Trung
Quốc. Chang nói: “Bản video tự nó có thể là một tài liệu và ý tưởng của việc du
hành để thực sự thấy điều gì đó. Tuy nhiên tính chất không thật của nó vẫn dần
dần lộ ra”.
Tác phẩm của Patty Chang
Ormer Fast cũng thích thú tham gia những chuyến
du hành để khám phá sự xung đột giữa những câu chuyện hư cấu và sự thật. Bản
video “Thành phố của Chúa” (2004) được dựa trên những cuộc phỏng vấn những nam
diễn viên tiếng tăm ở Colomal Williamsburg, Virgin, sau đó ông cắt và nối lại tạo
thành những câu chuyện mới. “Tôi rất thích những chỗ mà sự thật được để lại và
đồng hóa vào nghệ thuật trình diễn”. Trong phần âm thanh của một đoạn, nó không
còn rõ nữa để nhận ra người được phỏng vấn, người đang nói chuyện về quá trình
làm dân quân, là một nhà cách mạng thế kỷ 18 hay thế kỷ 21. “Thành phố của
Chúa” gần đây được chiếu ở gallery Posmasters – New York.
Cho bản video “Danh sách của Spielberg” (2003),
Fast đã tới Krakow, Ba Lan, và những địa phương đã được sử dụng trong phim
“Danh sách Schindler” (1993) của Steven Speilberg, những nơi trở thành đích đến
cho khách du lịch Mỹ. Fast đã phỏng vấn những người dân địa phương đã tham gia
trong bộ phim, nhưng bản video không đủ rõ để nhận diện họ là những diễn viên
hay những người sống sót từ nạn diệt chủng. Fast nói: “Điều đó đã khuyến khích
sự cảm nhận mới và sự thực mới. Khi mà mọi người tới để xem những cái còn lại của
lịch sử cũng là để xem những cái mà bộ phim để lại. Những cuộc đời thật đã được
thay thế bằng những điều giả tưởng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét