4/10/12

Kay Larson - Những biến thể đẹp


Nhà sử học nghệ thuật Walter Fredlander, đầu thế kỷ 20, đã định nghĩa trường phái Kiểu Cách như là một phần mở rộng của phong cách Phục Hưng cao hơn – và là một sự tiến triển khỏi sự cân bằng và vẻ duyên dáng của nó. Tính đa cảm, sự méo mó, sự biến mất của tính cân xứng, sự phóng đại quá đáng hay không tự nhiên, và sự bồn chồn, lo lắng – là những dấu hiệu của chủ nghĩa chống cổ điển xuất hiện ở thế kỷ XVI.
Sự bất tuân với lý tưởng cổ điển đối với những thứ “được kiểu cách hóa“ ngày nay có vẻ thân thuộc với công chúng thưởng thức nghệ thuật. Sự cân bằng về mặt hình thức của chủ nghĩa hiện đại những năm 1950 và chủ nghĩa chống tính đa cảm của nghệ thuật Pop giai đoạn đầu đã tiến triển thành nghệ thuật đỉnh cao, mà ta có thể gọi là chủ nghĩa Kiểu Cách hậu hiện đại. Marthew Barney đã đeo tai dê, những thứ nhái lại và những dòng chữ điệp khúc trong phim và trình diễn của ông. Damien Hirst thì mang cả lò sát sinh vào gallery, và Patricia Piecinini mang những chi tiết tương tự từ phim E.T, Chiến tranh giữa các vì sao, Chúa tể những chiếc nhẫn, và những thứ đẹp đẽ của hãng Pixar để cho ta thấy những sinh vật có dòng họ với quái vật.
Chính xác thì sự rối loạn cảm xúc kết hợp với Chủ nghĩa Kiểu Cách đã mang phong thái của nghệ thuật Baroque, hay trường phái Kiểu Cách đương đại chuyển dần thành trường phái Baroque đương đại. Đối với Paul Schimmel, người phụ trách bảo tàng nghệ thuật đương đại Los Angeles thì nghệ thuật của Barney có những quan điểm tương tự như Mike Kelly và Paul McCathy, trong sự kết hợp đa thành phần của nghệ thuật trình diễn, video, nhiếp ảnh và sắp đặt.
Màn trình diễn gần đây của McCathy tại gallery Whitechapel ở London gồm có một tàu hộ tống, một nhà trên sông và một cuốn phim bị dập nát, tất cả dựa trên hành trình “Những tên cướp biển Caribbean“ tại Disneyland. Mùa hè này, ông sẽ có một cuộc triển lãm về quá trình làm việc của mình tại Moderna Museet ở Stockholm.

Tác phẩm của Paul McCathy

Theo như Schimmel thì “Cả 3 nghệ sĩ này đều sử dụng những yếu tố trong tranh biếm họa và sự phóng đại“. Phức hợp sắp đặt, trình diễn của họ có một vẻ hoành tráng mà họ kết hợp được từ nhạc kịch. Cùng một lúc, họ sử dụng một bản nhạc giao hưởng, một đội hợp xướng và những ca sĩ riêng biệt; một bài tường thuật; đó luôn luôn là cái phức tạp và thử thách nhất của nghệ thuật.
Nhưng lịch sử nghệ thuật Kiểu Cách và nghệ thuật Baroque không giống nhau, cả những chủ đề tương tự cùng thời cũng khác nhau. Trong lịch sử nghệ thuật Baroque, những ám ảnh trần tục với ruột rà, sự tử vì đạo, những hình dáng đa cảm (như cách phối hợp sáng tối của Caravaggio) đã chuyển tải cái nhựa sống đầy bi kịch nhưng cũng đồng thời mang tính lạc quan. Những bộ phận cơ thể và ý nghĩa xúc cảm của chúng, hiện đang là chủ đề yêu thích cho nhiều nghệ sĩ – Louise Bourgeois đã khai thác lĩnh vực này được nhiều năm. Trong những bức tranh mới nhất của Sue William tại gallery 303 ở New York, những hình dáng với những đường nét lưu loát, tao nhã đang ranh mãnh rùng mình để chuyển thành những thành phần cơ thể, như đang đánh thức những cơn rung động cảm xúc đầy quyến rũ nơi người xem.


Đặc điểm của trường phái Kiểu cách trái ngược lại, có tính chất nhân tạo, màu sắc kỳ dị, sự nén không gian bất hợp lý, và một mối bất an vượt qua khỏi cái vẻ tự nhiên hời hợt. Trường phái Kiểu Cách nhấn mạnh đến sự khéo léo của cách diễn tả cảm xúc. Nhà phụ trách Norman Kleeblatt của bảo tàng Jewish tại New York: “Tôi thấy tính chất tiêu khiển khi xem những tác phẩm của trường phái Kiểu cách, tôi nghĩ đó là sự gắn kết với nghệ thuật đương đại“. Ông ta định nghĩa trường phái Kiểu Cách như là “một phương thức, kỹ xảo về nhận thức hay hình thức”.
Vào cuối những năm 1980, Mike Kelly đã viết về những diện mạo khác của trường phái Kiểu Cách: “Run rẩy, châm biếm, khoa trương, hay mối quan hệ của sự chuyển tải mối bất an với nền văn hóa phổ biến”. Trường phái Kiểu Cách hậu Pop có thể thấy rõ trong tính chất nhân tạo và bất an của những câu chuyện kỳ dị về loài thú của Piccinini, gây sự chú ý quốc tế tại giải thưởng Venice Biennale 2003. Peccinini không những lôi cuốn chiến lược chiếm hữu văn hóa mà còn về cái nhìn và cảm giác của những thiên anh hùng ca của nền điện ảnh hiện thời. Tính chất tự nhiên hời hợt của những sinh vật bằng silicone của cô – da nhăn, loang đốm, móng chân dài – buộc người xem phải nhận diện lại. Đáng khinh, đáng ghét, sần sùi, những sinh vật này mang những cảm xúc cố ý: vừa ghê tởm vừa dễ thương, vừa dễ chịu vừa buồn. Những biến dị của Darwin như là trò đùa cho sự phát triển và cho nỗi sợ hãi của chúng ta đối với hiểm họa của trật tự tự nhiên.
Dù gì thì tính chất nhân tạo đã được cố ý tạo ra để phù hợp với nỗi bất an không tên nói chung. Đối với Kiki Smith sự tự nhận thức là điều quan trọng cho trường phái Kiểu Cách. “Nó có những khía cạnh tình cảm và hồi ức. Tôi luôn nhìn lại những thứ trong quá khứ, làm đẹp thêm và tái định hình cho chúng… nó luôn là những thứ quen thuộc cần được nhìn lại, vì thế nó có sức sống”.
Yinka shonibare thì đang xem xét tính chất thực dân qua những chất vải vóc, đồ vật Châu Phi, hay điêu khắc gia người Canada David Altmeid đang tạo ra vẻ đẹp từ ma chó sói, tất cả đều từ hình thức văn hóa xa xưa. Cái chân dung bằng sứ của Kim Simonsson thể hiện một mối lo lắng đang dày vò dưới cái bề mặt dễ thương của truyện tranh và hoạt hình Nhật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét