Tác phẩm “Một thế kỷ của
tháng mười một” tại trung tâm của Dario Robleto 2005 là một cái áo đầm để tang
của đứa trẻ được làm bằng giấy. Bột giấy được nhào nặn từ những bức thư của
những người lính không bao giờ trở về từ chiến tranh. Áo đầm được trang trí
bằng mực chích từ những bức thư, những cái nút bằng xương có hình khắc, những
bông hoa tết bằng tóc của một góa phụ thời nội chiến, vải xưa và ren được khâu
bằng chỉ phẫu thuật của thế chiến thứ hai.
Robleto vẽ về những đề
tài quá khứ của nước Mỹ - phần nhiều về mặt đen tối, những điềm gở báo trước,
ám ảnh sự nhận diện về nước Mỹ. Điều đó có thể thấy trong những tác phẩm
của Kara Walker với những câu chuyện về nô lệ, những tác phẩm sắp đặt với súng trường
bằng gỗ và trình diễn về những trận nội chiến của Allison Smith, hay những bức
tranh biểu hiện của Brad Kahlhamer.
Những nghệ sĩ của nghệ
thuật Gothic Mỹ không hẳn chỉ là những người Mỹ. Bức vẽ “Dự án cho một thế kỷ
nước Mỹ mới” (2004) của họa sĩ người Anh Dominic McGill là một đồ thị gợn sóng
lịch sử về sự vận động không nghỉ của xã hội và sự hung hăng của quân đội. Hai
nghệ sĩ Canada Janet Cardiff và George Bure Miller lại nổi tiếng cho cuốn video
kỳ quái của họ về những khu trại cải tạo phía đông ở Philadelphia, là nơi lần
đầu tiên áp dụng việc giam hãm tù nhân cách biệt một người trong nhà tù
lớn.
Dự án cho một thế kỷ nước Mỹ mới - Dominic McGill
Sự khủng hoảng của sự
kiện ngày 11 - 9 - 2001 hiện ra lờ mờ “đầy vẻ đe dọa” trong chương trình
“Greater New York” tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại P.S.1. Người phụ trách
Bảo tàng Nghệ thuật Klaus Biesenbach nói: “Nhiều nghệ sĩ không thể tránh khỏi
việc đối diện với ngày 11 - 9, họ nhìn vào lịch sử nước Mỹ để xem làm sao những
người khác có thể sống qua thời gian khủng khiếp đó”. Ông chỉ vào những bức vẽ
của Smith, McGill giải thích: “Nếu anh làm tác phẩm về lịch sử, nó sẽ không
sống nổi nếu nó không nói về tương lai hay những gì học được từ quá khứ”.
Với hoạt hình kỹ thuật
số “Bộ ba Winchester” (2002 - 04), tác phẩm của Jeremy Blake lấy cảm hứng từ
lâu đài kiểu Gothic, mà người thừa kế Sarah Winchester xây ở California cuối
thế kỷ 19 để an ủi những linh hồn con người và thú vật đã bị giết bởi những
khẩu súng Winchester. Tác phẩm của Blake tại Bảo tàng đương đại Feigen ở New
York có giá từ 10.000 $ đến 30.000 $.
J.Morgan Puett có thể
thay đổi toàn bộ không gian kiến trúc bằng những đạo cụ và trang phục sân khấu.
Dự án nghệ thuật công cộng của cô “Cuộc họp bị lỡ” (2005), đã biến phòng họp bỏ
hoang của giáo phái Quaker thế kỷ 19 ở Pennsylvania thành phòng vẽ hiện tại để
nghiên cứu văn hóa vật chất của những giáo hữu Quaker, cũng như lịch sử của tòa
nhà. Margaret Kilgallen, người nghệ sỹ chết năm 2001 khi cô 33 tuổi, có những
bức tranh đồ họa trên tường rất táo bạo. Tác phẩm được nối lại với nhau với
những từ và hình ảnh, là nét đặc biệt của cuộc triển lãm 2001 do Baker tổ chức
cho Viện Nghệ thuật đương đại Philadelphia.
Những tiền đề của nghệ
thuật Gothic Mỹ bao gồm sự tập hợp những vật thờ cúng của Bruce Conner, chuyện
lịch sử của nhà làm phim Eleanon Antin và “Sự hài hước vô tội” của họa sĩ và
điêu khắc gia William Wiley. Gần nay là sự sắp xếp lại những bộ sưu tập bảo
tàng của Fred Wilson, những mẫu vật cách tân của Elaine Bloom. Nhưng tâm điểm
vẫn là những cá nhân đại diện, khắc họa chân dung một nước Mỹ can trường, những
nghệ sĩ đả phá tín ngưỡng như Jackson Pollock, Ed Kienholz, Robert Smithson và
Bruce Nauman, hay những nhiếp ảnh gia như William Eggleston, Lee Friedlander và
Stephen Shore; hay được thể hiện trong âm nhạc của Woody Guthrie và John Fahey,
trong áng văn của William Carlos Williams, Hunter S.Thompson, nhà lịch sử văn
hóa Grei Marcus.
Nghệ thuật Gothic Mỹ
không hề phát xuất từ nghệ thuật hậu hiện đại những năm 1980, với những nghệ sĩ
như Mark Tansey hay Mc Dermott và McGough; mà nó thông thường là nghệ thuật
trình diễn ở những khu vực đặc thù của những năm 1960 và 70; với nghệ thuật đầy
nữ tính, nó tìm kiếm để khai phá huyền thoại văn hóa đã được chấp nhận và thậm
chí cả tính đa văn hoá, cùng đặc điểm chính trị những năm 1990. Nó không đòi
hỏi người ta phải đồng ý với những dữ kiện lịch sử cũng như mốc thời gian,
nhưng nó đặt ra những câu hỏi làm thế nào mà lịch sử hình
thành?.
Annette Carlzzi, nhà phụ
trách Nghệ thuật đương đại tại Bảo tàng nghệ thuật Blanton của Trường đại học
Texas ở Austin đồng ý rằng: à cách mà Robleto và Blake đang làm. Họ không trích
dẫn những khoảnh khắc đặc thù nào. Bạn có thể bắt đầu với 1 ví dụ lịch sử điển
hình, rồi gộp chung nó với những sự kiện không thật. Đó là cách để hỏi mà hoàn
toàn không cần câu trả lời và là cái to lớn mà nghệ thuật mang lại”.
Phạm Văn Đức dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét