Một khuôn mặt quen thuộc
lởn vởn phía trên một đống những lon nước súp Campbell, những huy hiệu đoàn thể
và tính cách mạng của những nắm tay giơ lên trong tác phẩm “Hoàng đế nước xốt
cà chua” (2004) của Justin Faunce. Đó là Michael Jackson, với cái mũ beret của
Che Guevara và mái tóc giống những hình của Alberto Korda, nhe răng cười như
con mèo Cheshire trong vùng đất thần tiên hiện đại. Những tác phẩm của Faunce
sàng lọc những thần tượng văn hóa Pop và đặt họ vào trong một kính vạn hoa cỡ
lớn. Chẳng có tính chất cấp tiến cũng như đạo đức trong một xã hội tiêu thụ,
điều đó được thể hiện trong những tác phẩm của Faunce.
“Hoàng đế nước sốt cà chua” của Justin Faunce
Những nghệ sĩ đang làm
việc với những phương tiện khác nhau, để định lại giá trị của sự theo đuổi một
thế giới hoàn hảo. Từ những trình diễn hài hước, châm biếm của Tamy Ben-Tor nói
lên những đặc tính của một con người tự do ở phương Tây sầu khổ và của một quý
bà đi dạo, cho đến những video của Sue de Beer tập hợp những sự lo âu tuổi
thiếu niên và bạo lực cách mạng. Nhiều tác phẩm của họ là sự phản ứng lại những
đổ vỡ của mộng tưởng sôi nổi. Phần lớn những nghệ sĩ này sinh ra trong những
năm 1970, theo gót chân những cuộc cách mạng sinh viên năm 1968, trong thời đại
của sự tái chế, nhận diện chính trị, chủ nghĩa chống vật chất.
Sau thế chiến thứ nhất,
những nghệ sĩ từ trường phái Cấu trúc Nga như Vladimir Tatlin cho tới những
nghệ sĩ Vị Lai, những sinh viên trường phái Bauhaus, tìm kiếm cách tạo ra những
hình ảnh hoàn toàn của một xã hội lý tưởng bằng những bản tuyên ngôn mạnh mẽ.
Trong những thập kỷ kế tiếp, nhiều nghệ sĩ thể hiện lý tưởng nghệ thuật thuần
khiết của họ trong việc gắn bó với một phong cách nhất định, như Trừu tượng hay
Tối thiểu. Nhưng các chấn thương những năm gần đây, từ chiến tranh Iraq cho tới
những cuộc tấn công nước Mỹ ngày 11 - 9, đã thúc đẩy “việc coi lại mối quan tâm
rõ ràng về chính trị của nghệ sĩ” (Biesenbach).
Để trả lời cho nhận thức
này, nhiều nghệ sĩ đang tìm cách tạo ra một sự cân bằng giữa dư luận xã hội và
sự tham gia đầy hy vọng. Nghệ sĩ Thụy Sỹ Thomas Hirschharn đã viết e-mail cho
tờ ART News rằng “Tôi tin nghệ thuật có thể thay đổi thế giới. Tôi không làm
việc cho hòa bình và tình yêu. Tôi muốn làm việc bây giờ và ở đây, trong cái
thô bạo và tình trạng không thể thấu hiểu được của thế giới”. Sắp đặt của ông
“Sự quan tâm bề mặt” tại gallery Gladstone, New York, gồm sân khấu bằng gỗ được
bao bọc bằng giấy cứng, lá kim loại, hình cắt ra từ tạp chí về cuộc chiến ở
Iraq. Sắp đặt “Người đàn ông tiền sử ” (2002), ông đã biến gallery thành cái
hang bằng giấy cứng, chứa đầy sách và những bộ phận TV hư và viết nguệch ngoạc
những khẩu hiệu như “Một người đàn ông = một người đàn ông”. Trong sắp đặt
“Không tưởng, không tưởng” (2005) tại Viện Wattis, trường Cao đẳng Nghệ thuật
California, ông thể hiện chủ đề về ý tưởng và thực tế của “sự trang trọng thật
sự” – kiểu phong cách được nâng lên từ những người tiên phong của nền văn hóa mới.
Trong tác phẩm của
Josephine Meckseper, nền văn hóa thương mại, quyến rũ, thịnh vượng chịu sự chi
phối bởi nền văn hóa mới suy tàn. Gần đây, cô lại trét bột lên những cửa sổ
phía trước của gallery Elizabeth Gee – New York với những huy hiệu của gallery
Duane Reade & Gagosian. Bên trong, những khối hộp bằng kiếng, một hộp hiển
thị cái búa, liềm bằng bạc phản chiếu sự trang trọng thực sự tới tột đỉnh. Cô
cũng mắc một khăn choàng đầu của người Palestin vòng quanh một mannequin mảnh
mai. Gần đó, video về cuộc chống chiến tranh gần đây, nhìn có vẻ như cuối những
năm 1960. Cũng như với những tác phẩm của Hinschhorn, sự bất mãn của cô đối với
xã hội đương thời xuất phát từ mong muốn làm cho nó tốt hơn.
Một ký ức ngậm ngùi cho
chủ nghĩa lạc quan của thế hệ hòa bình và tình yêu, có thể tìm thấy trong
“Những kẻ chống đối hòa bình” (2003) của Jules de Belincourt. Một vòng tròn
những người khỏa thân nắm tay nhau quanh lửa trại trong rừng; trong khi đó
“Những kế hoạch mới đầy tham vọng” (2005) mang khoảnh khắc chính trị hiện tại.
De Balincourt nói ông đang nghĩ về sự vô ích của cộng đồng đối với những nhà
chính trị ngày nay.
Triển lãm của Carol Bove tại Maccarone, New York, gồm những sắp đặt nghiên cứu
phi thường với những sách cẩm nang cuối những năm 1960 - 70. Bove thể hiện sự
pha trộn giữa sự mong đợi và sự coi thường đối với quá khứ gần đây “Tôi nghĩ đó
là giai đoạn đầy thích thú mà mọi người cố gắng làm lại thế giới”. Nhưng cô
cũng nói “Những vấn đề của chúng ta hiện nay có nguồn gốc từ cuối những năm
1960. Tôi không thấy nó tách rời với thời đại chúng ta ngày nay”.
Nỗ lực làm lại bản thân và
thế giới có thể mang những hình thức khác nhau. Video “Preah” (2005) của Corey
McCorkle được chiếu vào mùa thu năm ngoái trong một nhà chứa thịt cũ ở New
York. Video được quay ở Cambodia, có cảnh con bò liếm đầu của những người cầu
xin, vì họ tin vào tính chữa bệnh của nước miếng động vật. McCorkle cũng quay
tư liệu một thành phố ở nam Ấn Độ được sắp xếp trật tự xoắn theo nguyên lý “sự
hỗn loạn thần thánh”, và ngôi làng xa xăm của Findhorn, Scotland, nơi những
người dân nói những cái cây trò chuyện với họ. Qua đó ông muốn tìm tới cái cốt
lõi của sự thiền định và tình yêu, hòa bình vẫn là những ý tưởng tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét