4/10/12

Elisabeth Kley - Hãy xâu nó vào


Triển lãm 1989 “Những thầy phù thủy của thế giới” tại trung tâm Pompidou – Paris bao gồm những tác phẩm nghệ thuật mới nhất và không theo truyền thống Phương Tây, do Jean-Hubert Martin tổ chức. Ông nói: “Những nghệ sĩ cấp tiến luôn làm những gì bị cấm. Và đó là lý do Liza Lou chọn làm việc với hột, vật liệu rẻ tiền đối với những nhà sử gia và phê bình nghệ thuật Mỹ – Au”. Triển lãm cá nhân 2004 của Lou tại Deitch Projects – New York, cô đã trét thạch cao lên các bề mặt bên trong của một ngôi nhà di động, và gắn những hột đen, trắng lấp lánh lên giấy và bàn. Lou hiện sống tại Nam Phi, cộng tác với những người thợ kết cườm Zulu cho triển lãm sắp tới của cô tại gallery White Cube ở London. Lou chỉ là một trong nhiều nghệ sĩ chuyển sang làm việc với những chất liệu thủ công. Andrew Lord bắt đầu triển lãm những cái bình của mình năm 1981 tại gallery Donald Young, Chicago. “Hơi thở” (1996), là chiếc bình sứ được tạo ra bằng cách ôm giữ đất sét trước ngực khi ông ta thở. “Lắng nghe” (1998) được cấu tạo bằng những dấu ấn của tai, và “Cắn” (1995 - 98) là những dấu răng của chính ông. Lá vàng hay đồng được gắn vào những chỗ nối hay rãnh của những chiếc bình, như đặt thêm sức mạnh cho hình dáng và làm nổi bật vẻ duyên dáng kỳ lạ từ đất.

Liza Lou trong trình diễn "Traller"


Sự giao nhau giữa nghề thủ công và mỹ thuật đã bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, với những thiết kế đồ, vải của Sonia Delauney và Lyubor Popova, những tấm vải dệt của Anni Albers, những tấm thêu và con rối bằng gỗ của Sophie Taeuber-Arp. Vào những năm 1960 và 1970, những nữ nghệ sĩ California đã sử dụng cách may và thêu như là những yếu tố trong tranh và tượng với những lý do chính trị. Những nghệ sĩ trang trí và thiết kế đã đi theo con đường của họ. Những nghệ sĩ như Arch Connelly, Thomas Lanigan-Schmidt và Nicholas Moufarrege đã sử dụng nữ trang, kim tuyến và đồ thêu. Jim Isermann làm những bức tranh hình học, điêu khắc Tối thiểu.
Christine Y Kim, người đồng phụ trách với Thelma Golden của triển lãm “Sự thường xuyên” của những nghệ sĩ Mỹ gốc Phi mới nổi tại Studio Museum ở Harlem, nói: “Trong những năm 1990, với những buổi thuyết trình toàn cầu trong Nghệ thuật đương đại, đã có một mối ác cảm đối với tính đa cảm và nghề thủ công. Nhưng bây giờ chúng ta thấy rất ít khoảng cách đối với những thứ đáng lẽ cần được quan tâm một cách chính đáng, như tình cảm, nghề thủ công, những đồ làm bằng tay, người Mỹ gốc Phi, nữ giới…”
“Những bộ đồ âm thanh” của Nick Cave được may từ những đồ trang trí lòe loẹt bỏ đi. Được đặt tên do những âm thanh phát ra khi mặc trong những buổi trình diễn khiêu vũ, từ tiếng huýt như rắn khi di chuyển những đồng xu cho đến tiếng gõ lách cách của những nắp chai. Những bộ trang phục kín người và những bộ tóc cầu kỳ của Cave tại gallery Jack Shainman, New York, đã biến những người mặc nó thành những ông già tuyết ghê tởm với những nhánh cây, những đôi vớ cũ, bầu đựng nước, hoa làm bằng rơm, tóc người, khăn lông.
Theo như Amy Smith Stewart, người phụ trách Trung tâm Nghệ thuật đương đại P.S.1 ở thành phố Long Island thì: “Nền văn hóa tiêu thụ tôn thờ những cái bóng bẩy, tinh tế và kỹ thuật cao. Trong khi đó, nghề thủ công thiên về những kinh nghiệm cảm giác của vật chất xúc giác và gợi lên ký ức về mối liên hệ người với người”. Điều này rất thích hợp với tác phẩm của Larry Krone tại triển lãm cá nhân ở Bảo tàng Nghệ thuật đương đại St. Louis mùa thu này, Krone nối những mảnh vải thành một màn gió dài 45 foot. Chắp lại từ những tấm trải giường đầy màu sắc của Mylar. Những dải vải này khi treo lên cửa sổ của bảo tàng, nó sẽ tỏa sáng lung linh như kiếng màu có vạch, được sử dụng như phông nền của màn trình diễn về gia đình và những người bạn của ông, mặc những trang phục cầu kỳ do ông may bằng tay.
Sự đa dạng về chất liệu có thể thấy trong tác phẩm của Randy Wray “Những cái lọ linh hồn” (2004 - 05) là 1 bộ sưu tập những bình gốm màu sáng làm bằng tay được phủ với mảnh gương, vỏ sò, kim tuyến, nắp chai và nấm khô, đã đẩy nghề thủ công trang trí chai lọ thông thường lên đỉnh điểm rồ dại. Khi những ngọn nến được thắp sáng và đặt vào giữa hai cái chai màu trắng cao nhất, tác phẩm trở thành một bàn thờ, gợi nhớ tới những ký ức Thiên Chúa Giáo.

Tác phẩm của Randy Wray

Tại Trung tâm Nghệ thuật Thị giác MIT List, người phụ trách Bill Arning, thường viết bài về Wray, chỉ ra rằng: “Thậm chí ở thời đại chúng ta, khi mà mọi thứ đều tiến triển, những kỹ thuật mỹ thuật vẫn mang hơi hướng hàn lâm. Việc chuyển sang những kỹ thuật thủ công cho phép những nghệ sĩ để thế giới nội tâm của mình tự nở hoa”.


Phạm Văn Đức dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét