20/9/12

Khổ Qua hòa thượng ngữ lục

Thạch Đào (1641-1717) họa sĩ Trung Hoa thiên tài với sự đột phá trong nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc, có ảnh hưởng rất lớn tới các lớp họa sĩ sau này như Trịnh Hiệp, Tề Bạch Thạch, Từ Bi Hồng, Trương Đại Thiên... Dưới đây là mọt số trích đoạn trong cuốn "Khổ Qua hòa thượng ngữ lục" của ông. 


“Khởi thủy chưa có phương pháp. Khởi thủy là hỗn mang chưa có phân định. Khi cái hỗn mang ấy phân định thì mới có phương pháp. Vậy phương pháp ra đời như thế nào? Nó ra đời từ một nét, gọi là nhất họa pháp"

"Nếu họa sĩ không hiểu được cái lí muôn vật, không nắm được dáng vẻ bên ngoài của những nội tình tinh tế của sông núi và con người, hoặc bản chất của chim thú cây cỏ, hoặc bản chất của hồ ao, đình tạ và dinh tháp, ấy là vì chưa nắm được cái nguyên lí nhất họa pháp nó xuyên suốt mọi vật vậy"

"Phương pháp được sáng tạo ra cho hội họa, và quá trình sáng tạo ấy làm tan biến các hạn chế. Khi phương pháp và hạn chế không xâm phạm nhau, ấy là lúc đã được hiểu được những xoay vần của trời đất. Lúc ấy cái nguyên lí của hội họa mới được phát lộ và cái nguyên lí của nhất họa pháp mới được thấu hiểu vậy"

"Còn có câu “Bậc chí nhân không có phương pháp gì”. Nói vậy không có nghĩa là họ không có phương pháp, mà là họ có cái phương pháp cao nhất, phương pháp của vô phương pháp"
"Hà cớ gì ta phải dập khuôn theo cổ nhân? Tại sao ta không nuôi dưỡng phát triển sức mạnh của riêng mình?"

"Điều quan trọng là ta phải tôn trọng cái năng khiếu bẩm sinh của mình, không được sao lãng nó. Biết hoặc thấy một bức tranh trong đầu mà không hóa nó ra thành thật là tự cùm trói mình vậy. Người bẩm sinh có tài vẽ phải biết trọng cái năng khiếu của mình, giữ gìn nó, củng cố nó, đừng phung phí nó, mà cũng đừng để nó ngủ vùi trong tâm khảm”
(Trịnh Lữ dịch)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét