20/9/12

Chuyển hóa trong bố cục tranh

Khi xét đến bố cục của bức tranh ta xét tới những cặp tương tác sau: sáng - tối, tập trung - phân tán, chính - phụ, xa - gần, tĩnh tại - chuyển động, hài hòa - đột biến, nhịp điệu - rời rạc, tương hỗ - đối chọi... Cấu trúc tương tác giữa các thành tố đối lập đó là sự chuyển hóa cho nhau để xác định lẫn nhau. Có thể sẽ xuất hiện thành tố thứ ba làm trung gian để chuyển hóa những thành tố đối lập hoặc có thể không cần, bởi cái vắng mặt cũng có thể làm sự trung gian. Khi sự đối lập được xác định thì ngay lập tức có sự chuyển hóa.
Tôi lấy bức tranh “Đỏ vàng lam” của Kandinsky để làm ví dụ về sự chuyển hóa.



Ở đây ta thấy Kandinsky dung màu hồng đậm để chuyển từ lam sang đỏ, màu cam để chuyển từ đỏ sang vàng, dùng cung tròn và đường ngoằn ngoèo để chuyển hình tròn sang vuông và tam giác; ông cũng dùng sự tương tác giữa những đường tròn để chuyển hóa sự rời rạc sang tập trung, dùng màu đen để kết nối tất cả các màu. Nếu như ta che một nửa bức tranh để chỉ nhìn một nửa của nó thì thấy rằng màu vàng sẽ không rực rỡ, màu lam sẽ không bí ẩn bằng như khi ngắm toàn bộ bức tranh. Tức là tính chất của màu sắc phụ thuộc vào sự tương tác của nó với các màu khác chứ nó không hề có tự tính nào.

Ngoài sự chuyển hóa về cấu trúc bố cục trong bức tranh ta cũng phải chú ý tới sự chuyển hóa về cấu trúc tư tưởng trong bức tranh. Đó là sự chuyển hóa về không gian, thời gian, lich sử, khái niệm ngôn ngữ... Ví dụ bức "Mùa xuân trên sông Mẫn" của Thạnh Đào





Tuy không khí se lạnh của sương mù trên sông bao trùm trong toàn bộ bức tranh nhưng cây lá vẫn tiềm ẩn sự sống mãnh liệt, đường nét của núi trập trùng khỏe khoắn. Bức tranh tuy vẽ cảnh mùa xuân nhưng núi vẫn còn dáng dấp trơ trụi của mùa đông, và sông vẫn đầy sương mù lạnh giá. Tác giả đã thành công khi tả chuyển mùa trên sông Min.

Ở bức tranh “Guernica” của Picasso ta thấy ngay sự chuyển hóa về sắc độ sáng tối, giữa những đưởng thẳng rõ ràng và những nét mô tả nhân vật. Nhưng cái đáng chú ý nhất ở bức tranh là sự chuyển hóa về chuyển động của các nhân vật.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét