Hana(花, hoa) là cái tinh hoa
của nghệ thuật tuồng nô (Noh) mà các nghệ sĩ phải đạt tới. Trong đoạn 6 của tác
phẩm lí luận kinh điển Fuushikaden (khoảng năm 1400) của
nhà soạn kịch danh tiếng Zeami có đoạn:
“Về diễn xuất thì
có người đạt được kỹ thuật cao nhưng có khi không hiểu gì về tinh thần của Noh,
ngược lại, có người không nắm kỹ thuật cho lắm nhưng lại cảm nhận rất tốt về
Noh. Khi diễn trước công chúng, người có kỹ thuật cao mà diễn không đạt là vì
thiếu cảm nhận về Noh. Vì thế, kẻ mới vào nghề mà đứng trước khán giả lại trổ
được cái tinh hoa mà người diễn chuyên nghiệp không có.”
Kinh nghiệm của Zeami cho
chúng ta biết rằng cái tinh thần của tuồng nô (và nghệ thuật nói chung) không
phải là những qui tắc kĩ thuật biểu diễn với các động tác múa và cách nhả âm
giọng mà nó nằm ở cái đam mê hưng phấn của kẻ mới vào nghề. Khi đó kẻ mới vào
nghề chưa bị các thói quen diễn xuất hay chính là cái quyền lực của khái niệm
ngôn từ chi phối, họ hành động tự do sáng tạo theo cảm nhận tự nhiên về vở
diễn. Cái lần đầu kì diệu. Điều này làm chúng ta cảm tưởng tới vẻ đẹp bất tử
của mối tình đầu say mê non dại.
Trong hội họa Trung Hoa cũng có đề cập tới
vẻ đẹp hoang sơ của người mới vào nghề, nhưng cuối cùng họ cầu toàn để dẫn đến
sự tôn sùng nước đôi là vừa đạt sự tinh xảo, vừa đạt cái ngu ngơ. Còn nhà lí
luận Nhật Bản Zeami thì khẳng định rằng: sự chuyên nghiệp cũng tốt đấy, nhưng
sức sống của kẻ mới vào nghề còn hay hơn rất nhiều, và nó chỉ tồn tại trong vài
lần diễn đầu của người nghệ sĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét