Ông Corinne de Menonville đã nhận xét trong cuốn sách "Những tác
phẩm hội hoạ Việt Nam (sách)" như sau: "Ở giai đoạn đầu, người phụ nữ (trong tranh Lê Phổ) thường mỏng manh,
e ấp, khuôn mặt trái xoan, có ánh sáng tạo hiệu ứng cho hồn tranh. Họ đều toát
nên sự trang nhã, nhẹ nhàng, duyên dáng, lịch thiệp. Với tranh lụa, màu sắc
nguyên chất và đậm sắc thái tạo nên khung cảnh lãng mạn. Giai đoạn tiếp theo, tranh sơn dầu vẫn
đặt phụ nữ là tâm điểm, nhưng có thêm những cảm giác về tự do qua cử chỉ và màu
sắc. Tranh lụa, người vẽ mất nhiều thời gian, cần sự tinh tế và tỉ mỉ, trong
khi tranh sơn dầu, người nghệ sĩ được phép sáng tạo hơn với nhiều cử động và
mức độ của màu sắc.
Ảnh hưởng bởi trường phái ấn tượng, các tác phẩm thời gian này thể hiện sự tự do,
tính hoa mỹ, hân hoan trong ánh sáng,
nhịp nhàng trong nét cọ".
Nhà phê bình Waldemar thì
viết: "Một con thuyền lướt
giữa những bông súng, những cô gái ẩn hiện hái trái cây trong vườn địa đàng, họ thật kiểu cách và được
nhớ đến bởi sự duyên dáng, niềm vui của cuộc sống phát ra từ tất cả, trong tiết trời
xuân vô tận, những thiếu nữ mảnh mai đang dùng bữa trưa trên một hiên nhà,
những đĩa trái cây trên bàn phủ khăn, bình đựng đầy hoa dại: thế giới của Lê
Phổ là một thiên đường trên trái đất".
Hoài cố hương
Thiếu nữ trong vườn
Cô thợ may
Cô gái với khăn quàng cổ xanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét