26/9/12

Một số lỗi khi vẽ tranh

Quách Hy dạy rằng:

Có nhiều lỗi do thiên vị một chiều. Vẽ núi lởm chởm nhiều quá thì tranh hóa bừa bộn; không khí xa lánh quá thì dễ thành lạnh nhạt. Nhiều nhân vật dễ thành dung tục, nhiều nhà cửa dễ thành đông đúc. Vẽ đá nhiều nét xương quá thì thành cứng.

Nước mà không đủ độ động thì gọi là nước chết. Mây không đủ tự nhiên thành đóng băng. Núi không đủ sáng tối gọi là thiếu sắc độ, còn vẽ lộ hết ra gọi là thiếu sinh khí.

Sương mù lẩn khuất, nếu không vẽ sự vật chỗ ẩn chỗ hiện thì không tả được sự vận chuyển của khí hơi.

Núi không mây ví như mùa xuân không có hoa nở.

Núi thiếu mây thì mất thanh tú, thiếu suối thác thì mất hấp dẫn, thiếu lối mòn thì mất cảm giác có sự sống, thiếu cây cỏ thì mất sinh khí.

Không có thẩm viễn (từ bên trong rìa núi nhìn ra) thì chúng thành phẳng lì. Không có bình viễn (nhìn về phía xa) thì chúng thành như ở ngay trước mặt. Không có cao viễn (từ dưới thấp nhìn lên) thì chúng thành thấp lùn. Đó là ba luật viễn cận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét