Người
ta thường dùng mực nho, màu nước để vẽ lên lụa thì sẽ trong,
còn muốn đục thì dùng tempera, bột màu, phấn màu. Hội họa Việt Nam vốn không mạnh
về dòng tranh thủy mặc nhưng dòng tranh lụa hiện đại phát triển khá mạnh với những
họa sĩ nổi tiếng như Nguyễn Phan Chánh,
Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu...
Lụa trước khi vẽ phải căng lên khung. Thông thường, lụa mới được
quét một lớp hồ loãng, người vẽ nên rửa qua lớp hồ này để màu có thể ngấm vào
thớ lụa. Nếu lụa hút nhiều nước như lụa Trung Quốc thì nên quét một lớp hồ
loãng lên trên, có pha lẫn một ít phèn
chua để chống mốc.
Điểm mạnh của
tranh lụa là ở sự trong trẻo và êm dịu của màu sắc, vì vậy phần lớn người vẽ
tranh lụa thường xây dựng phác thảo (hình, mảng) hết sức kỹ càng trước khi thể
hiện lên lụa. Nhiều người sử dụng cách can
hình từ bản can giấy lên lụa để lưu lại nét một cách chính xác. Tuy nhiên cũng
có thể vẽ lụa một cách thoải mái.
Khi vẽ lụa, người
ta thường vẽ từ nhạt đến đậm, màu nhạt chồng lên nhau nhiều lần sẽ thành đậm
nhưng vẫn nhìn thấy thớ lụa tạo nên vẻ đẹp của chất lụa. Vẽ chồng lên nhau bằng
các màu khác nhau cũng là một cách pha màu. Thỉnh thoảng, khi màu đã khô, phải
rửa nhẹ cho sạch những chất bẩn nổi lên mặt lụa và để cho màu ngấm vào từng thớ
lụa.
Muốn cho các mảng
màu cạnh nhau hòa vào với nhau không còn ranh giới tách bạch, tạo ra một hiệu
quả mềm mại, mờ ảo, người ta vẽ khi mặt lụa còn hơi ẩm và không cần viền nét
nữa.
Có thể sử dụng bột
điệp và bạc thêm vào tranh lụa (dán ở mặt sau).
Tranh lụa vẽ xong
thường được bồi lên một lớp giấy, sau khi khô hoàn toàn, họa sĩ có thể rạch
phần tranh ra khỏi khung lụa để đưa vào khung. Tranh lụa tăng hiệu quả thẩm mỹ
nhiều khi với khung kính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét