Nếu được thì đưa vào tranh một ít chuyển động dọc, ngang hoặc chéo. Chỉ nên có 1 yếu tố có độ dài nhất. Đường chéo là hay nhất vì không song song với khung hình. Điều này sẽ tạo cho người xem có cảm giác về hướng.
Cây thông theo chiều dọc, cỏ thì theo đường chéo, đường mé nước ở xa thì nằm ngang. Chú ý: những cây thông làm loại bỏ cảm giác có một hình tam giác xanh ở bên phải.
Khi đưa vào tranh những chủ thể mà bản chất là chuyển động, nếu được thì tạo cảm giác chủ thể đang chuyển động mà không đặt chủ thể vào trạng thái như là đang tạo dáng.
Nghệ sỹ cho thấy là con ngựa đang đi bằng cách vẽ bụi bốc lên và vẽ dáng đuôi ngựa. Không có con ngựa nào đang "bay" trong không trung cả. Khi chụp ảnh thì hay bị "bay" như thế nhưng nếu được thì nên tránh. Khi vẽ thác nước cũng vậy, đôi khi chụp ảnh thì có cảm giác "đóng băng" thác nước, cứng nhắc. Tốt hơn là vẽ hay chụp thác nước mờ vì nước chảy. Như thế truyền cảm giác chuyển động tốt hơn.
13.
Nếu bạn không quyết định được bắt đầu đường dẫn vào điểm nhấn của tranh (ví dụ như một dòng sông, con đường) từ đâu, nên để ý đến quy tắc này. Hầu hết chúng ta đều đọc từ trái sang phải, vì thế đa số mắt đều có thói quen bắt đầu nhìn từ phía bên trái bức tranh.
14.
Lối vào" của tranh cũng có thể bắt đầu từ góc trên bên trái giống như đọc một trang sách vậy.
Đừng bắt đầu lối vào từ góc bức tranh.
Đây là một bố cục tồi. Như các bạn
thấy, dòng sông chạy từ góc dưới bên trái bức tranh.
Bằng cách làm rộng thêm hình cửa
sông chúng ta đã giải quyết được vấn đề dòng sông chạy từ góc tranh.
15.
Tránh lặp lại hình dáng, đường thẳng, chuyển động và kích thước. Làm như thế sẽ gây ra xung đột giữa các chủ thể gần giống nhau.
Hãy nhìn hai bức tranh dưới đây. Hình này vẽ hai cái cây gần giống nhau, đáng lẽ mỗi cây phải nghiêng về một hướng khác nhau và kích thước cũng nên khác nhau.
Hình này hyai con ngựa to bằng nhau và ở vị trí giống nhau.
16.
Tránh vẽ nhóm người hay động vật có số chẵn. Trường hợp muốn vẽ thành đôi thì nên thay đổi kích thước và vị trí.
Bố cục sai. Hai
con hươu cạnh tranh với nhau vì có vị trí, kích thước và tư thế giống nhau.
Bố cục này tốt
hơn. Con hươu bên tay phải có tư thế và kích thước khác.
Bức tranh này bố
cục tốt hơn nữa khi có thêm 1 con hươu nữa ở hậu cảnh.
17.
Không nên vẽ các vật thể nghiêng ra phía
ngoài bức tranh. Cũng không nên vẽ vật thể song song với mép tranh. Vẽ vật thể
nghiêng vào phía trong.
Sai. Cột dây điện
thoại nghiêng ra ngoài.
Bố cục này cũng
dở. Cột điện thoại song song với viền tranh.
Bố cục này tốt
hơn. Cái cột nghiêng vào phía trong, giữ người xem ở lại với bức tranh.
18.
Tránh vẽ đường thẳng trừ khi rất ngắn. Cố
gắng tạo những vật che khuất bớt đường thẳng để làm cho nó có vẻ không thẳng
lắm.
Hầu kết các đường
thẳng được che bởi hoa. Chú ý: bức tường đã uốn cong.
19.
Không
bao giờ chia bức tranh thành những phần bằng nhau vì bức tranh trông sẽ quá
nhân tạo và tẻ nhạt. Nếu có đường chân trời không bao giờ để nó ở giữa bức
tranh.
Sai. Đường chân
trời chạy qua chính giữa tranh.
Dễ coi hơn. Một
phần của bầu trời đã bị xén đi.
20.
Đừng chạm vào viền, điểm cuối.
Sai. Cái mũ của
chú cao bồi này chạm vào đường viền của quả đồi ở phía hậu cảnh.
Tốt hơn. Bức
tranh trông cân đối hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét