7/10/12

Johannes Vloothuis - Bố cục tranh phong cảnh (1)


1. 

Hãy nhìn vào bức tranh trên đây. Một bức tranh phong cảnh cần phải có một trung tâm chú ý, một điểm nhấn, là khu vực đẹp nhất. Điểm nhấn có thể được nhấn mạnh ở vị trí của nó và bằng màu sắc và độ tương phản. Một điểm nhấn tốt thường có:
    * Màu mạnh nhất.
    * Thay đổi đột ngột về độ tương phản.
    * Nên nhưng không nhất thiết chiếm một phần tương đối lớn của bức tranh.
    * Những cấu trúc do con người tạo nên, động vật hoặc hình dáng con người cũng giúp tăng thêm điểm nhấn. Đó là những diễn viên chính.
    * Khu vực xung quanh phụ trợ cần phải hướng người xem đến điểm nhấn bằng một chỉ báo hoặc một đường dẫn (xem hình 1 & 2)
    * Điểm nhấn không nên đặt ở chính giữa bức tranh, tốt nhất là ở tỷ lệ 1/3.
    * Điểm nhấn không nên bị che khuất, dù chỉ là một chút. Làm thế sẽ làm giảm tầm quan trọng.
    * Một điểm nhấn được chọn tốt sẽ thu hút tâm trí người xem.
Trong bức tranh này đường viền mé nước là đường dẫn cho người xem hướng tới cây cầu là nhân vật chính trong bức tranh.


2.
Bạn có thể tạo một điểm nhấn thứ 2 trong tranh, coi như chương 2 trong câu chuyện của bạn. Tôi khuyên các bạn mới tập vẽ không nên dùng phương pháp này đến khi bạn thật sự thành thạo vì có thể 2 điểm nhấn sẽ cạnh tranh với nhau. Hai điểm nhấn không được chồng lên nhau. Một điểm phải lớn hơn và mạnh hơn. Cách tốt nhất là 2 điểm nhấn chéo nhau. Nếu không chéo được thì phương án 2 là theo phương nằm ngang.
Bức tranh dưới đây có thể đẹp mà không cần có bụi cây hoa ở phía dưới. Tuy nhiên tác giả đã quyết định thêm nó vào làm điểm nhấn thứ 2 cho bức tranh.



3.
Nên tránh đẩy người xem ra ngoài bức tranh bằng cách có những thành tố chỉ ra viền tranh hoặc chạy ra ngoài tranh, ví dụ cây gỗ, con đường, dòng sông chạy ra ngoài bức tranh. Lỡ có mà khó tránh được thì đặt một cái gì đó chặn không cho người xem đi ra ngoài tranh. Quy tắc tối thiểu là người và động vật nên hướng về người xem và vào phía giữa bức tranh.
Hãy chú ý đến con ngựa ở bên phải bức tranh này. Chú ý họa sĩ đã làm giảm giá trị con ngựa này bằng cách vẽ nó màu sẫm và nhòa vào với bụi cây. Nếu con ngựa này màu sáng hơn và tương phản với nền thì rõ ràng nó đã hướng người xem chạy thẳng ra ngoài bức tranh.



4.
Sông, suối, đường nên vào bức tranh theo hình chữ "S" hoặc chí ít thì cũng là hình uốn cong chữ "C". Tránh đường thẳng bằng mọi giá vì nó quá nhanh. Hãy để cho người xem "đi bộ" chầm chậm vào bức tranh.

Con đường đường thẳng là bố cục sai, đường dẫn quá nhanh. Tốt hơn là có khúc quanh.




5.
Nghệ thuật nhiều khi không cần logic. Tác động bằng hình ảnh là điều quan trọng nhất.
Chú ý hàng cây làm cho người ta cảm giác gió thổi từ bên phải sang bên trái. Thế nhưng hướng của mưa thì lại cho thấy gió thổi ngược lại.



6.
Đặt các chủ thể quan trọng vào điểm nhấn, đừng để họ chạy lung tung vì như thế họ sẽ cạnh tranh sự chú ý của người xem.
Tất cả người trong bức tranh này nằm trong bán kính của điểm nhấn ở góc dưới bên phải

Con ngựa này đặt sai chỗ. Giá mà họa sỹ đặt nó cạnh cái ghế băng thì bố cục sẽ đẹp hơn.



7.
Bạn có thể mời người xem tham gia vào bức tranh. Để cho người xem tự lang thang và tìm ra điểm thú vị, suy ngẫm, tưởng tượng.
Sau khúc quanh này là cái gì? Có phải là một cái hồ nước hay một thành phố? Nghệ sỹ để cho người xem tự suy tưởng.



8.
Chiều sâu. Nghệ sỹ có lúc cần sử dụng mặt giấy phẳng 2 chiều để tạo ảo ảnh ba chiều. Chúng ta phải làm sao cho người xem tin những gì họ nhìn thấy là thật. Sau đây là vài mẹo nhỏ để tạo ảo ảnh 3 chiều.
    * Đặt chủ thể chồng lên nhau một phần.
    * Cảm giác về không gian. Màu sắc xanh hơn và nhạt hơn về phía hậu cảnh, đậm hơn về phía tiền cảnh. Trong thiên nhiên không phải lúc nào cũng thế, cái cây xa vài trăm mét vẫn cứ sẫm màu như thế. Bạn phải chọn góc nhìn phù hợp và thay đổi tùy ý.
    * Các thành tố càng ở xa thì càng nhỏ hơn và mờ nhạt hơn.
    * Tạo ít nhất 3 lớp, tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh.
    * Ở tranh này có cảm giác xa gần rất rõ. Cây thông ở phía trước ngọn núi tạo cảm giác ngọn núi ở xa hơn. Màu sắc vàng ở tiền cảnh ấm hơn trong khi đó hậu cảnh nhạt nhòa hơn và lạnh hơn. Bóng ở trên ngọn núi ở xa nhạt hơn và xanh hơn ở trung cảnh. Rõ ràng có 3 lớp ở bức tranh này.

Nhiều lớp sẽ tăng cường cảm giác xa gần nếu bạn làm tối tiền cảnh
Sương mù tạo cảm giác xa.


9.
Sử dụng màu và độ tương phản mạnh nhất cho điểm nhấn. Ở ngoài điểm nhấn thì giảm độ tương phản để giảm sự chú ý vào các điểm không quan trọng.
Bố cục sai. Cái cây ở bên trái quá sẫm làm giảm chú ý vào điểm nhấn.

Bố cục tốt hơn. Cái cây bị cắt đi và độ tương phản giảm. Người xem chú ý vào con trâu hơn.

Bộ quần áo sẫm màu của người đàn ông làm cho anh ta nổi bật. Cái cửa ở góc không có nắng cũng sẫm màu nhưng xung quanh nó lại là màu trung bình, không tương phản nên không thu hút sự chú ý. Hãy nhớ mẹo này giống như trong nhà hát người ta dùng đèn rọi chiếu vào nhân vật chính hay ca sĩ trên sàn diễn.


10.
Tranh của bạn trông sẽ không quá rối mắt nếu bạn tạo cho người xem một chỗ nghỉ, tốt nhất là ở trước điểm nhấn. Cho người ta một ít không gian để thở.
Mảng tuyết trắng trước cây thông tạo một chỗ nghỉ thoải mái.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét