3/10/12

Những khác biệt giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghệ thuật


Mặc dầu một số luận điểm mang tính lý thuyết trên chưa phải là tất cả những quan điểm lý thuyết của chủ nghiã hậu hiện đại, nhưng nó cũng giúp cho chúng ta hình dung được các lý thuyết gia của chủ nghĩa hậu hiện đại muốn nói gì. Trên quan điểm khoa học luận, có thể hiểu chủ nghĩa hậu hiện đại là một cố gắng nâng cao và hợp thức hoá những quan điểm phản thực chứng thành một học thuyết khoa học mới. (Trong lịch sử khoa học, bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào những quan điểm phản thực chứng này cũng tồn tại song song với những quan điểm thực chứng, tuy nhiên chưa bao giờ chúng có cơ hội trở thành học thuyết chính thống hay ít nhất cũng có cơ hội để phủ định các học thuyết chính thống như ngày nay).

Có thể tóm tắt luận điểm này ở những so sánh sau giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại (mà thực chất là sự đẩy cao những luận điểm của những quan điểm phản thực chứng).

(1). Cấp độ bản thể luận

Chủ nghĩa hiện đại (Bản thể luận thực chứng)
Chủ nghĩa hậu hiện đại (Bản thể luận phản thực chứng)
Thực tại là khách quan (vì thế đối tượng nghiên cứu là mộthiện tượng xã hội, phản ánh xã hội, quan điểm duy lý trong nghiên cứu, đại luận thuyết...)
Thực tại là quá trình tạo nghĩa, không mang tính toàn thể, không ổn định và chủ quan, không duy lý (những luận điểm như bất tín nhận thức, phủ nhận tri thức khách quan, phủ nhận một trật tự xã hội mà ủng hộ cho cái hỗn loạn vốn có, tiểu luận thuyết…)
Phân biệt giữa chủ thể và khách thể
Không phân tách giữa chủ thể và khách thể
Xã hội (cái tổng) quy định hành vi (cái bộ phận), hoặc cái bộ phận là phản ánh cái tổng (mối quan hệ giữa cái phản ánh cái được phản ánh)
Không có mối quan hệ giữa cái cái phản ảnh và cái được phản ánh, bản thân cái phản ánh có ý nghĩa của nó (những thuật ngữ như diễn ngôn, trò chơi ngôn ngữ…)


(2). Cấp độ lý thuyết- phương pháp luận (trong thực hành nghệ thuật)

Chủ nghĩa hiện đại
Chủ nghĩa hậu hiện đại
Trật tự, thứ tự
Hỗn loạn
Chú trọng vào kết quả hoặc trạng thái tĩnh của đối tượng
Tính quá trình
Giữ khoảng cách với đối tượng
Tham dự
Cấu trúc
Giải cấu trúc
Văn bản mang tính độc lập
Liên văn bản
Mô hình hoá
Biến hoá
Chiều sâu
Bề mặt
Cái được biểu hiện (được phản ánh)
Cái biểu hiện (cái phản ánh)
Ngôn ngữ bác học, chính thống
Ngôn ngữ bình dân, bản địa
Chú trọng thể loại
Lai tạp
Quyết định luận
Hiện tượng luận
v.v...
v.v...

Bùi Quang Thắng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét