Mỗi sự tồn tại chỉ là một mắt xích trong chuỗi kiếp đời vô biên, không
thể có trung tâm qui chiếu nào hết. Không đầu tiên, không kết thúc, không gốc
qui chiếu cho không gian ngôn ngữ. Nhưng ta thấy cái chuỗi kiếp đó từ đời kiếp
hiện tại này, từ không gian ngôn ngữ đang được sử dụng. Đó không phải là điểm
khởi nguồn cho sự tìm hiểu cấu trúc các khái niệm mà chỉ là một cái duyên. Cái duyên này rất quan trọng để
người ta xét đoán và lí luận, nhưng người ta rất hay bị ám thị về cái duyên đó,
coi nó là cái bắt đầu của cấu trúc chuỗi. Khi đi vào cái chuỗi đó rồi, khi đã
thông suốt nó, thì ta sẽ không thấy cái duyên kia đâu. Mỗi một mắt xích, mỗi
một kiếp đời đều bình đẳng và đều có cơ duyên như nhau. Mỗi cái mắt xích đó tôi
gọi là mô-dul (module).
Trong âm nhạc cổ điển châu Âu có một dạng cấu trúc rất thú vị là biến tấu (variation form). Trong sách giáo khoa lí luận âm nhạc người ta minh
họa kiển cấu trúc này là A A’ A’’ A’’’… Đó là quá trình biến tấu theo một chủ
đề (theme) thành một chuỗi gồm các mắt xích gần giống nhau. Mỗi một biến tấu (variation) cũng giống như một module vậy. Sự biến đổi giữa các biến
tấu có thể là thay đổi hòa âm, nhịp điệu, giai điệu, đối âm, cách phối khí…
Dạng thức âm nhạc kiểu variations này không theo một cấu trúc tổng thể chặt chẽ
các chương nhỏ như sonata, concerto, hay symphony… mà là một chuỗi tự do các
phần nhỏ vừa khác nhau vừa thống nhất theo một cách liên hệ nào đó giữa hai
module liền kề.
Nhưng điều chúng ta cần hết sức chú ý ở đây là các nhà lí luận âm nhạc
châu Âu vẫn chấp nhận có một biến tấu làm chủ đề để triển khai cho các biến tấu
tiếp theo, tức là không gian ngôn ngữ của bản nhạc là một hệ quy chiếu có điểm
gốc để soi rọi cho những kí hiệu âm thanh phát triển. Họ không nhận ra rằng sự
so sánh tương đối giữa các biến tấu mới làm nên vẻ đẹp và ý nghĩa của tác phẩm.
Khi đó, không một biến tấu nào là khởi điểm hết.
Có lẽ tác phẩm âm nhạc hay nhất, nổi tiếng nhất của dạng thức variations
là Rhapsody on a theme of Paganini của
Sergei Rachmaninov. Bản rhapsody này có 24 biến tấu trong đó biến tấu thứ hai
là chủ đề, lấy cảm hứng từ bản Caprices viết cho violon của Niccolo Paganini.
Xét về nguyên tắc cấu trúc âm nhạc thì các biến tấu đều được triển khai ý tưởng
từ biến tấu thứ hai nhưng trong tác phẩm này chúng ta thấy sự soi chiếu không
gian ngôn ngữ không đơn thuần như vậy. Các biến tấu có những sắc thái hoàn toàn
khác nhau, thậm chí ta có cảm tưởng chẳng liên quan gì với chủ đề. Nhưng trong
quá trình nghe lần lượt các biến tấu ta không thấy một sự vô duyên nào, chúng
rất hài hòa thống nhất như thể một bản concerto.
Năm 1948, kiến trúc sư Le Corbusier đã cải tiến hệ thống tỉ lệ kíến trúc
từ thời Ai Cập, Hy Lạp cho đến Leonardo da Vinci để sáng tạo ra hệ thống đo
lường kiến trúc trên cơ sở tỉ lệ kích thước con người, ông gọi đó là modulor. Đây là kiến thức kinh điển để kiến trúc sư dựa vào đó mà thiết kế kích
thước ngôi nhà, vật dụng nội thất cho phù hợp với chiều cao trung bình của một
dân tộc, thậm chí có thể phù hợp với người chủ gia đình. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là cái chiều cao con người 1,83 mà Le Corbusier lấy làm
khởi nguồn cho hệ thống modulor chỉ là một cái duyên chứ không phải là trung tâm của một hệ thống cứng nhắc. Cái
quan trọng của hệ thống modulor này chính là tỉ lệ giữa các vị trí cơ thể
người, nó phù hợp với tỉ lệ vàng (1: 1,61803398874…). Từ đó, mỗi phần cơ thể
người đều có thể trở thành kích thước cơ bản của hệ thống. Mỗi kích thước trên
cơ thể một người bất kì đều là một module.
Trong cấu trúc hình khối kiến trúc thì tạo hình
bằng module là một cách làm rất cơ bản nhưng luôn tạo hiệu quả không gian thú
vị. Một ví dụ nổi tiếng là Thư viện
điện tử Sendai do Toyo Ito thiết kế. Ở công trình này Ito không dùng kết
cấu cột dầm thông thường mà dùng các module ống xoắn trải khắp mặt bằng. Nó vừa
chịu trọng lực chiều dọc, vừa có thể xê dịch chiều ngang hay xoắn theo hướng
lực động đất. Các tầng nhà cũng lần lượt là module dựng lên theo chiều đứng.
Hoặc dưới đây là một công trình của kiến trúc sư Kurokawa cũng được bố cụa khối từ module.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét