1/10/12

Đặc tính tranh thiền Nhật Bản


Tranh Thiền được du nhập sang Nhật vào đâu thế kỷ 15 từ Josetsu, một thiền sư, họa sĩ đến từ Trung Hoa. Đến nửa sau thế kỷ 15 thì kỹ thuật vẽ tranh Thiền tại Nhật tiến thêm một bước nhờ vào việc phát triển các kỹ thuật vẽ mới của sư Sesshu Toyo (1420-1506). Đó là kỹ thuật shin để vẽ những nét gãy to, bén và kỹ thuật so để vẽ các đường mờ dùng cho vẽ cảnh. Nổi bật nhất trong dòng tranh thiền Nhật Bản là lối vẽ mặc hội (sumi-e)
Một số đặc tính của tranh Thiền là:
§  Tranh thiền là một loại tranh vẽ khó thực hiện vì đòi hỏi người vẽ có sức tập trung cao.
§  Được vẽ trên loại giấy rất mỏng dễ rách nên nét vẽ không thể dừng lâu ở một chỗ và cũng không thể bôi sửa vì sẽ làm rách giấy.
§  Mỗi một nét vẽ cần có sự định thần và nét đi cọ phải dứt khoát đều đặn mới có thể thành công trong một bức hoạ.
§  Thường chỉ vẽ bằng một màu mực đen.
§  Đây là một phương pháp để các thiền sinh hay thiền sư thể nghiệm sức định của tâm trí.
§  Nhiều tranh Thiền đặt vị trí con người vào quan hệ thực chất với thiên nhiên và vũ trụ mà không thể diễn tả được bằng lời.
§  Mục tiêu của các bức tranh là chỉ ra trạng thái của tâm.



1 nhận xét:

  1. CHÂN NHÂN
    Xem tranh mới biết bậc chân nhân
    Núi thẳm rừng sây gậy bước lần
    Bầu bạn lá hoa tay đẩy gió
    Kết thân én hạc mắt nhìn Sân
    Thâm sơn vui vẻ cùng mây bạc
    Am cốc hề hà với suối vàng
    Xa lánh cõi đời không nhuốm bụi
    Tiêu dao tự tại giữa trần gian .

    Trả lờiXóa